1992 lượt xem
Rate this post

Bình thường, đôi chân lúc nào cũng là bộ phận mệt mỏi nhất khi phải gánh sức nặng của toàn bộ cơ thể, và khi mang bầu, sức ép đè lên đôi chân bà bầu lại càng lớn. Vậy chăm sóc mẹ bầu qua đôi chân như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Sự thay đổi trên đôi chân của mẹ bầu


To hơn bình thường: Cùng với sự phát triển của thai nhi là sự tăng lên về cân nặng của người mẹ. Trọng lực lên đôi chân cũng vì thế mà tăng lên so với bình thường vì thế, chân thường to hơn để di chuyển vững chắc hơn.

Phu Chan O Me Bau

Phù chân tay ở mẹ bầu

Chân bị sưng, phù: là do sự tuần hoàn tới chân bị chậm lại. Hormone sản sinh ra trong thai kì làm lỏng cơ, trùng các thành mạch máu, dẫn tới hiện tượng này. Các chuyên gia giải thích, việc giữ nước trong giai đoạn này ở bà bầu là hiện tượng bình thường vì cơ thể cơ thể người mẹ và thai nhi cần nhiều nước để trao đổi các chất dinh dưỡng và oxy cho em bé trong bụng.
Nếu hiện tượng sưng, phù chân còn biến chứng khiến mặt và tay của thai phụ sưng theo. Đồng thời các mẹ còn thấy đau đầu dữ dội, thị lực giảm sút và cân nặng tăng liên tục thì cần đi khám ngay. Đây là hiện tượng của chứng tiền sản giật rất nghiêm trọng.

Cơn chuột rút thường xuyên ghé thăm: là do cơ thể bị thiếu một lượng lớn canxi và phốt pho. Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm từ sữa hoặc tư vấn chuyên gia để được bổ sung canxi một cách phù hợp. Ngoài ra, hiện tượng chuột rút cũng ở các thai phụ thiếu kali.
Chứng giãn tĩnh mạch: Thông thường khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể của người mẹ tăng lên gây ra áp lực lên các thành mạch máu. Tĩnh mạch bị kéo căng vì sức chứa không đủ khiến mạch máu bị giãn ra. Khi bị giãn tĩnh mạch, các thai phụ đều cảm thấy chân đau nhức, cơ thể luôn nặng nề, mệt mỏi. Triệu chứng này sẽ giảm dần sau khi bạn sinh hem bé.

Chế độ ăn uống giúp đôi chân mẹ bầu giảm phù nề.

An Nhieu Rau Qua Thay Hanh Phuc Hon


Trước tiên, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu… Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt. Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng: Điều này rất quan trọng đối với thai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé mà nó còn giúp giảm nguy cơ bị sưng, phù chân. Mẹ nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như đậu, bơ, cá, thịt…; ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina; các loại trái cây cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi và kẽm.

Các tư thế mẹ nên chú ý khi mang thai.


Hãy tranh thủ gác chân bất cứ khi nào có thể để giúp đôi chân được nghỉ ngơi. Tại nơi làm việc, có thể để một chồng sách dưới gầm bàn để gác chân. Không nên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi đè lên mắt cá chân. Ngoài ra, mẹ bầu nên thường xuyên duỗi thẳng chân mỗi khi ngồi và tranh thủ làm động tác “duỗi thẳng”, đầu tiên đặt gót chân xuống và nhẹ nhàng nhấn chân xuống để làm căng các cơ bắp, xoay xoay cổ chân và ngọ nguậy các ngón chân.

Tu The Cua Me Khi Mang Bau

Hãy thường xuyên thay đổi tư thế bằng cách ngồi hoặc đứng. Tập thể dục vừa phải, đều đặn sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng xuống các chi dưới. Bạn có thể tham gia lớp tập thể dục dưới nước, vì ngâm mình trong nước có thể tạm thời giúp làm giảm sưng, đặc biệt ở mực nước gần đến vai của các mẹ.

Ngâm chân mang lại cho mẹ bầu đôi chân thon gọn.


Các mẹ cần chuẩn chị trà, muối hột và sả tươi. Đun sôi nước sau đó đổ bã trà vào, trộn các thành phần vừa mới sơ chế vào khuấy đều. Sau đó, các mẹ đổ vào chậu nhôm hoặc inox . Chờ 10 đến 15 phút khi nước ngâm chân đã nguội dần, các mẹ kiểm tra xem nhiệt độ hỗn hợp đã vừa chưa, nếu còn nóng có thể hòa thêm chút nước lạnh rồi cho chân vào ngâm, nhớ chuẩn bị 1 chiếc khăn to khô để lau chân nhé.

A4

Dịch vụ ngâm chân bằng thảo dược tại Maia Spa & Care


Công dụng tuyệt vời của việc ngâm chân với mẹ bầu. Giảm chứng phù nề chân rất hiệu quả cho mẹ bầu. Giảm chứng mất ngủ do trong nước ấm, muối, bã trà, giúp kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân, trong khi ngâm việc xoa bóp chân nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện, giúp cân bằng cơ thể, cải thiện giấc ngủ. Xóa tan mỏi mệt, giảm đau do viêm khớp, hơn nữ giữ ấm cho đôi bàn chân không bị lạnh. Hiện tượng tay, chân lạnh là do việc lưu thông máu không được tốt vì chân là bộ phận xa tim nhất. Lúc này, các mẹ nên ngâm chân bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp làm ấm cơ thể. Sau khi ngâm xong, nên lau khô và bọc chân trong một chiếc khăn khô để chân luôn ấm.

Với những mẹo nhỏ trên đây đã giúp đôi chân của mẹ thêm khỏe mạnh, thon gọn, không bị chứng phù nề là một cách chăm sóc mẹ khi mang bầu cần chú ý. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tổng hợp : Huyền Trang