1608 lượt xem
Rate this post

Các mẹ đang bước sang tháng thứ 7 của thai kì từ tuần 27 đến tuần 30. Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu từ tháng thứ 7, các mẹ đã biết nên chọn loại thực phẩm nào để đủ chất, cân đối khẩu phần ăn uống ra sao? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẽ cho các mẹ về dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hiểu chế độ chăm sóc bà bầu nhé!


1. Cân bằng chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7.


Chủ động kiểm soát cân nặng. Ở thai kỳ tháng thứ 7, cân nặng của mẹ bầu cần tăng 8-10kg. Nếu vượt quá ngưỡng an toàn này, rất dễ có nguy cơ béo phì. Những tháng cuối mang thai, mẹ bầu di chuyển khó khăn hơn, thai nhi to hơn, rất dễ gặp khó khăn trong sinh nở. Vì vậy,các mẹ phải khôn ngoan trong việc lựa chọn thực phẩm. Ăn nhiều chưa hẳn đã đủ chất. Hãy chia khẩu phần dinh dưỡng ra thành nhiều bữa. Không nên ăn no quá trong cùng một bữa. Bà bầu cũng cần kiểm tra cân nặng thường xuyên để dễ dàng kiểm soát trọng lượng của mình.

Cung cấp đủ lượng chất béo. Tuy chất béo nếu dư thừa có thể gây béo phì nhưng nó cũng là dưỡng chất không thể vắng mặt trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 7. Chất béo cấu tạo nên các tế bào thần kinh quan trọng. Chúng chiếm tỷ lệ cao trong võng mạc và chất xám. Bổ sung chất béo đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ thai nhẹ cân hoặc sinh non. Khi chế biến món ăn, các mẹ có thể cho 1 – 2 muỗng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng, dầu lạc). Nếu không, các mẹ cũng có thể ăn trực tiếp lạc, vừng cũng rất cần để bổ sung chất béo đầy đủ cho cơ thể.

Lựa chọn thực phẩm tránh chuột rút. Nếu các mẹ gặp phải vấn đề chuột rút, hãy để mắt ngay đến thực phẩm giàu canxi và photpho. Để khắc phục vấn đề này, các mẹ hãy lựa chọn thực phẩm nhiều canxi như sữa, cá hồi và súp lơ xanh.

2. Mẹ bầu tháng thứ 7 nên ăn gì ?


Thực phẩm giàu sắt và protein. Việc các mẹ bổ sung sắt rất quan trọng không đủ sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết sau sinh, sinh non,.. mẹ bầu nên bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, đậu, thịt gia cầm, ngũ cốc,…

Ngu Coc

Thứ hai, các mẹ cần bổ sung canxi. Bởi đây là giai đoạn bé cần canxi để phát triển hệ xương và răng của mình. Các thực phẩm như sữa, sữa chua, yến mạch, cá và các loại hải sản rất giàu chất canxi mà mẹ bầu nên lưu giữ để thêm vào thực đơn hàng ngày của mình.

Không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là chất xơ. Để ngăn ngừa táo bón, mẹ bầu nên tiêu thụ thêm những thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm rau quả, các loại trái cây tươi và trái cây sấy khô, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,,,, VÀ đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé các mẹ.

Để chắc chắn rằng sắt được hấp thụ đúng trong cơ thể, mẹ bầu nên ăn những loại trái cây họ cam quýt, dưa hấu, hạt tiêu xanh, bông cải xanh,… Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng tích cực trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp mẹ bầu tránh những đợt tấn công của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.

3. Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn ở tháng thứ 7.


Các mẹ nên tránh và hạn chế ăn những đồ quá cay, nóng hoặc các món chiên, rán nhiều dầu mỡ,… Vì những đồ ăn này sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nở sau này, đồng thời thường gây bệnh táo bón.

Me Bau Nen Han Che Do Cay Nong

Hơn nữa không ăn những đồ quá mặn, hoặc quá khô dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và phù chân.

Tiếp đến hạn chế sử dụng các đồ uống có nồng độ gas cao hoặc đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê nhé các mẹ.

Đặc biệt là các mẹ nên tránh ăn một số thực phẩm như cá ngừ, cá kiếm và măng, xúc xích hay dưa muối không tốt cho cơ thể mẹ.

Như vậy, mang thai là cả một quá trình gian nan nhưng cũng đầy hạnh phúc của người mẹ. Qua từng tháng, mẹ sẽ cảm nhận được từng thay đổi và dấu hiệu lớn dần của con. Những nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất sẽ góp phần giúp mẹ bầu hạn chế và tránh xa những trở ngại sức khỏe khi mang thai. Vì vậy, nếu có khó khăn và mệt mỏi, các mẹ hãy cố gắng vượt qua nhé!