1823 lượt xem
Rate this post

Khi mang thì chị em vô cùng vui mừng nhưng cũng xen lẫn lo âu vì quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày không hề đơn giản. Thông thường giai đoạn đầu, các mẹ đã biết chăm sóc bản thân. Vậy thì sang đến những tháng cuối cần chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn ghi nhớ cách chăm sóc mẹ bầu tháng thứ 7 đúng cách.


1. Những thay đổi về thể chất của bà bầu mang thai trong tháng thứ bảy của thai kỳ


Khi mang thai tháng thứ 7, các chuyển động của em bé sẽ bắt đầu thay đổi. Khi không gian trong tử cung trở nên chật chội, bé của các mẹ sẽ thực hiện động tác nhỏ hơn như chuyển khuỷu tay và đầu gối của mình. Em bé có khả năng cuộn tròn và bắt chéo chân. Các mẹ bầu có thể cảm nhận được điều này rất rõ ràng. Đặc biệt trong thai kỳ tháng thứ 7 này trọng lượng của mẹ bầu tăng lên khá nhiều có thể khiến thai phụ mất thăng bằng. Hãy cố gắng giữ tư thế tốt.

3 Thang Cuoi Thay Ky 1

Cơ thể của bà bầu sẽ ngày càng trở nên nặng nề trong tháng này và bộ ngực của bà bầu có thể bắt đầu bị rò rỉ sữa non, ngoài ra thì ợ nóng cũng khá phổ biến.Thai nhi phát triển trong thời kỳ mang thai tháng thứ 7 đang lớn dần và đặt rất nhiều áp lực lên cơ hoành của các mẹ, gan, dạ dày và ruột. Trọng lượng bổ sung này có thể gây ra đau lưng. Thai nhi sẽ tạo áp lực lên phổi của mẹ, khiến mẹ cảm thấy khó thở. Lồng ngực và xương chậu sẽ cảm thấy đau khi em bé phát triển lớn hơn. Các mẹ sẽ cảm thấy mình trở nên nặng nề và vụng về, các hoạt động sẽ chậm hơn, và có thể bắt đầu dáng đi lạch bạch thường thấy ở các bà bầu.

2. Mang thai tháng thứ 7 nên làm gì để giảm căng thẳng


Mệt mỏi, căng thẳng ở tháng thứ 7 là một điều dĩ nhiên của cơ thể các mẹ, nhằm báo hiệu cho các mẹ cần lưu ý nhiều hơn trong việc duy trì năng lượng thường nhật của cơ thể mình. Đừng để uể oải làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các mẹ. Vài cách dưới đây giúp các mẹ giảm căng thẳng khi mang thai tháng thứ 7.

Đừng ôm quá nhiều việc nhé các mẹ. Các mẹ chẳng thể giải quyết hết tất cả công việc và không phải lúc nào công việc cũng hoàn thiện được như ý muốn. Vậy nên các mẹ đừng quá nóng vội mà đặt hết áp lực vào người mình, sẽ khiến cơ thể càng mệt mỏi và ảnh hưởng lớn đến em bé.

Hãy bắt đầu tập luyện thể dục với chế độ thích hợp thai kì nhé các mẹ. Như đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể mẹ tràn đầy năng lượng, đi lại nhẹ nhàng vận động ngay trong không gian xanh nhà bạn là điều rất tốt.

Nạp đủ năng lượng vào cơ thể là việc mà các mẹ không thể quên. Kèm với chế độ thể dục mẹ cần nạp đủ năng lượng cho cơ thể trước khi tập luyện vì nếu không mẹ sẽ bị mất sức quá nhiều mà cơ thể lại không được nạp chất dinh dưỡng dễ dẫn đến tụt huyết áp và mệt mỏi. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý bổ sung những bữa ăn nhẹ đầy dinh dưỡng như bánh lạc, phô mai, sinh tố, trái cây, sữa chua để nâng lượng đường trong máu lên và ổn định lâu dài cho cơ thể.

Hơn nữa, khi mệt mỏi các mẹ có thể thực hiện các động tác massage giúp thư giãn và lấy lại được tinh thần thoải mái. Các mẹ có thể tự thực hiện các động tác đơn giản tại nhà hoặc tại các trung tâm chăm sóc làm đẹp cho mẹ bầu sẽ rất hiệu quả.

3. Cách chăm sóc đôi chân của mẹ bầu giảm phù nề.


Khi ngồi, các mẹ hãy đặt cao chân lên. Khi nằm nghỉ các mẹ nên nằm nghiêng người, nằm nghiêng giúp thận của các mẹ hoạt động tối ưu, làm gia tăng quá trình bài tiết chất thải và giảm sưng phù nề khi mang thai.

Phu Chan O Me Bau

Các mẹ nên giữ thói quen di chuyển vận động nhẹ trong nhà. Việc đi bộ rất tốt cho đôi chân phù nề vì nó giúp lượng máu được lưu thông thay vì dồn 1 chỗ. Thậm chí bơi lội và vận động dưới nước sẽ mang lại kết quả tốt cho đôi chân phù nề, bởi áp lực của nước sẽ giúp đẩy các dịch mô về tĩnh mạch, từ đó chúng tiếp tục đi về thận và được đào thải ra ngoài qua đường tiểu tiện.

Trên đây là những lưu ý về cách chăm sóc mẹ bầu tháng thứ 7. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm khi mang thai. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!