1751 lượt xem
Rate this post

Có thể nói khi thai kỳ, các bà mẹ phải đối mặt với những thay đổi về thể chất cũng như tinh thần, điều này khiến nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết được những thay đổi bà bầu 3 tháng đầu và cách khắc phục. Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cảm giác mệt mỏi khi bắt đầu mang thai


Mệt mỏi là tác dụng phụ của thai kỳ. Hormone sản sinh ra trong những ngày đầu thai kỳ gọi là hormone duy trì thai, nó có thể là nguyên nhân làm thai phụ cảm thấy uể oải và buồn ngủ. Hơn nữa, cơ thể còn phải sản xuất nhiều máu hơn để nuôi dưỡng bào thai, đó là nguyên nhân làm cho tim và các cơ quan khác làm việc nhiều hơn. Hơn thế nữa là sự thay đổi của cơ thể khi phải thích nghi với một “hoàn cảnh” mới. Tất cả sự thay đổi này gây ra sự căng thẳng cho cơ thể, dẫn đến mệt mỏi.

Nhung Thay Doi Cua Me Bau 555x433

Để giảm mệt mỏi khi mang thai các mẹ bầu cần có được một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách, không những thế giấc ngủ sâu còn giúp tăng nguồn năng lượng cho cơ thể. Tăng cường ăn đủ chất dinh dưỡng thiết yếu. Và bổ sung thêm các loại thuốc giàu sắt, canxi, vitamin là những yếu tố không thể bỏ qua, bởi cũng góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Các động tác massage nhẹ nhàng không chỉ giúp mẹ xoa dịu cổ, nhức cơ bắp, đau lưng đồng thời giúp máu tuần hoàn tốt hơn mà còn đem lại cảm giác thư giãn, “giải phóng” chị em khỏi mệt mỏi. Để an toàn cho cả mẹ và bé, tốt nhất mẹ nên tìm đến các spa massage chuyên nghiệp hoặc tại nhà mẹ có thể thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng với sự trợ giúp của người thân.

Dấu hiệu căng tức bầu ngực


Cảm giác căng tức ngực ở các mẹ bầu thường xuất hiện sau 1 – 2 tuần mang thai và kéo dài đến suốt cuối thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra đau tức ngực khi mang thai là do sự sản sinh nhiều nội tiết tố progesterone và estrogen gây nên sự tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy. Sự thay đổi này là bình thường và không gây ra nguy hiểm cho mẹ và bé. Để hạn chế điều này mẹ nên áp dụng những mẹo sau:

Be Bau Bi Tuc Nguc Mamamaiaspa

Các mẹ bầu cần sử dụng các loại áo ngực dành riêng cho bà bầu để nâng đỡ ngực. Có thể sử dụng các loại vải mềm và nước sạch để lau rửa bầu ngực mỗi ngày, nên sử dụng các loại sữa tắm cho bà bầu vì chúng chứa độ PH phù hợp, không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của phụ nữ mang thai. Và các mẹ cần nhớ phải luôn vệ sinh ngực hàng ngày.

Một cách để giảm căng tức ngực và chăm sóc bầu ngực hiệu quả là massage ngực mỗi ngày. Thao tác như sau: các mẹ nhấc cao cánh tay trái lên, dùng các ngón tay và lòng bàn tay phải áp sát vào bầu ngực trái, nắn nó một chút. Di chuyển tay xoay tròn đều xung quanh ngực từ trái qua phải, từ dưới lên trên. Thực hiện tương tự với bên còn lại mẹ nhé.

Sự xuống cấp về làn da


Rạn da là vấn đề phổ biến xảy ra đối với khoảng 70% phụ nữ chỉ khác nhau về mức độ nhiều ít. Nám da xuất hiện khi làn da ở má, trán, môi hoặc phía trên môi tiếp xúc với ánh nắng và chuyển màu sậm hơn, vì các tế bào da sản sinh ra nhiều hắc sắc tố di chuyển lên bề mặt da. Ngược lại với tình trạng da bị nhờn và mụn, một số bà bầu lại nhận thấy có những vùng da trên cơ thể bị kéo căng, mẫn cảm, khô và ngứa như ở bụng, mông, đùi, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Nam Da O Me Bau

Để hạn chế tình trạng này mẹ cần bổ sung thêm nhiều chất xơ có trong rau xanh, uống đủ 2 lít mỗi ngày. Đặc biệt chăm sóc da trong thời kỳ mang thai, để hạn chế rạn da và da khô, ngứa rát các mẹ có thể dùng tinh dầu dừa để massage, chăm sóc da mặt bằng cách đắp mặt nạ từ những nguyên liệu tự nhiên như sữa chua, sữa tươi, khoai tây, dưa chuột cung cấp độ ẩm, chống vi khuẩn xâm nhập và làm đẹp da hạn chế tình trạng lão hóa da.

3 tháng đầu là là thời gian diễn ra nhiều thay đổi nhất trong cơ thể thai phụ. Từ tháng thứ 4 trở đi, khi thai nhi đã đủ 12 tuần tuổi, mẹ bầu có thể đến chăm sóc tại các spa dành cho bà bầu để được chăm sóc tốt nhất, loại bỏ các khó chịu trong thai kỳ, giúp mẹ tròn con vuông.