3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh và hoàn thiện hơn. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mẹ bầu nên chuẩn bị sức khỏe về tinh thần, thể chất thật tốt để chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp tới. Hãy bỏ túi những lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối trong bài viết dưới đây.
1. Chế độ dinh dưỡng chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối
Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì, uống gì?
3 tháng cuối thai kỳ là một thời điểm quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thai nhi trong bụng. Lúc này, việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối là điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp mẹ có đủ dưỡng chất để sẵn sàng vượt cạn đồng thời giúp mẹ bớt sự mệt mỏi. Vậy chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối cần bổ sung cho mẹ những loại thực phẩm nào?
- Thực phẩm chứ nhiều protein như sữa, thịt bò, thịt gà, thịt lợn… giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu, góp phần ngăn ngừa thiếu máu, xuất huyết và sinh non.
- Trứng: Trong trứng có chứa chất choline hỗ trợ việc duy trì chức năng của tế bào và hình thành bộ nhớ cho thai nhi trong bụng.
- Cá hồi: Chứa những thành phần đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi như vitamin D, đạm, kali,…
- Trái cây tươi: Cung cấp nguồn vitamin C dồi dào tham gia vào quá trình sản sinh collagen bảo vệ mẹ khỏi sự xâm hại từ các yếu tố gây bệnh bên ngoài.
- Sữa: Bổ sung canxi cho mẹ bầu giảm nguy cơ loãng xương sau sinh.
2. Những điều kiêng kị khi chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối
Mẹ bầu 3 tháng cuối cần kiêng kị những điều sau để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh:
- Hạn chế quan hệ tình dục: Đối với những mẹ bầu có sức khỏe không tốt thì việc kiêng quan hệ để tránh gây động thai, ảnh hưởng sức khỏe của thai nhi.
- Không nên đi chơi xa: Đi chơi xa ở những tháng cuối thai kỳ dễ làm cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Điều này có thể gây động thai và thậm chí là sinh non.
- Không tự lái xe: Bụng mẹ 3 tháng cuối đã phát triển khá là to nên việc tự lái xe sẽ không thể linh hoạt như bình thường. Chưa kể cơ thể mẹ dễ bị mệt mỏi, chóng mặt sẽ gây nguy hiểm khi lái xe.
- Không ăn quá mặn: Ăn quá mặn gây tăng huyết áp, tiền sản giật. Bên cạnh đó còn gây tích nước phù nề tay chân ở mẹ bầu, thai nhi bị rối loạn hấp thu dưỡng chất.
- Hạn chế nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ngọt: Việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ gây tiêu đường cuối thai kỳ ảnh hưởng nguy hiểm đến mẹ và bé. Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến khi có kết quả xét nghiệm máu và lời khuyên về chế độ ăn.
3. Tư thế nằm ngủ của mẹ bầu 3 tháng cuối
Tư thế nằm ngủ của mẹ bầu 3 tháng cuối
Tư thế nằm ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ cùng thai nhi trong bụng. Theo các bác sĩ thì tư thế nằm chuẩn nhất cho mẹ bầu 3 tháng cuối là nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lại, chân trái duỗi thẳng.
Mẹ bầu cần tránh những tư thế nằm ngủ không tốt như nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng về bên phải quá nhiều. Để cảm thấy thoải mái hơn khi nằm mẹ bầu có thể sử dụng gối cho bà bầu, massage cơ thể nhẹ nhàng. Mẹ bầu cũng nên mặc những bộ đồ rộng rãi thoải mái trước khi đi ngủ.
4. Tình trạng căng cứng bụng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ bầu không cần quá lo lắng về hiện tượng căng cứng bụng nếu nó thi thoảng xuất hiện. Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện cùng các cơn co thắt thì có thể đây là một dấu hiệu cho việc ngày chuyển dạ đang dần đến gần. Nguy hiểm hơn đây cũng có thể là dấu hiệu của việc sinh non, điều mẹ bầu cần làm là đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.
Ngoài ra, căng cứng bụng cũng có thể đến từ nguyên do mẹ không nghỉ ngơi đầy đủ, làm việc quá sức hoặc do quan hệ tình dục khiến tử cung bị kích thích,… Thay vì quá lo lắng, mẹ bầu hãy dành thời gian nghỉ ngơi thật tốt, tránh vận động quá mạnh và ăn đủ chất.
5. Vận động cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Vận động 3 tháng cuối
Vận động nhẹ nhàng thường xuyên và đúng cách kết hợp với quá trình chăm sóc bầu sẽ đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Những bài tập an toàn cho mẹ bầu 3 tháng cuối như đi bộ nhẹ nhàng, yoga, bơi, bài tập kegel,…
Các mẹ lưu ý khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào để tránh tình trạng bị chuột rút. Ngoài ra mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thể trạng, các bài tập phù hợp cũng như thời gian tập là điều cần thiết cho sự an toàn của bản thân và thai nhi.
6. Mẹ bầu 3 tháng cuối khi nào nên tới bệnh viện?
Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu nên được đưa đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ kiểm tra và có các biện pháp xử lý phù hợp:
- Vỡ ối
- Âm đạo ra huyết
- Đau bụng, tử cung gò cứng
- Đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ là những dấu hiệu của tiền sản giật
- Thai yếu, ít cử động hoặc không cử động
- Ngày dự sinh đến gần nhưng không thấy có động tĩnh gì
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn cơ thể mẹ trở nên nặng nề, mệt mỏi. Vì vậy, mẹ bầu có thể tham khảo phương pháp massage chăm sóc bầu tại spa. Massage bầu không chỉ là liệu pháp giúp mẹ bầu thư giãn mà còn là xu hướng chăm sóc sức khỏe giúp mẹ bầu khỏe mạnh, em bé phát triển vượt trội. Tại Hà Nội, Mama Maia Spa là địa chỉ chăm sóc bầu đáng tin cậy được hơn 300.000 khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Mẹ bầu khỏe mạnh hơn với phương pháp massage bầu tại Mama Maia
Massage bầu tại Mama Maia Spa có ưu điểm vượt trội là đánh trúng tận gốc phần đau nhức mỏi trên cơ thể mẹ bầu, nhất là mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối. Những động tác massage được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm, tận tâm với lực massage cực mạnh giải phóng các phần cơ bị căng bó, thổi bay mệt mỏi của mẹ bầu.
Sau mỗi liệu trình chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa, mẹ bầu sẽ ngủ ngon và sâu hơn nhờ lưu thông khí huyết, tìm lại vẻ rạng rỡ không còn tình trạng “bầu cau có”. Massage bầu như bước chuẩn bị hoàn thiện hơn với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho hành trình vượt cạn sắp tới của mẹ bầu.
Chia sẻ của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa
Siêu mẫu Phương Mai chọn massage bầu tại Mama Maia Spa: