Cảm cúm là bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nếu không chữa trị dứt điểm kịp thời. Vậy, bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không? Liệu phương pháp giải cảm dân gian này có an toàn cho mẹ bầu? Mời mẹ theo dõi bài viết sau.
Mẹ bầu cảm cúm ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?
Virus cúm không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi niều hơn mà còn gây ra những ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu mẹ không có biện pháp chữa trị kịp thời. Cảm cúm được coi là bệnh lý nguy hiểm với mẹ bầu nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bởi virus cúm có thể khiến thai nhi bị nhiều dị tật bẩm sinh.
Một số dị tật thường gặp ở mẹ bầu cảm cúm như hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, khiếm khuyết trên cơ thể, nặng hơn, nhiều thai nhi bị ảnh hưởng não bộ nghiêm trọng khi mẹ bị cúm trong 5 tháng đầu tiên mang thai. Những mẹ bầu bị cúm và kết hợp với những cơn sốt cao khiến độc tính của virus mạnh hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng của em bé trong bụng.
Tuy rằng cảm cúm nguy hiểm với mẹ bầu, nhưng không phải mẹ bầu nào bị cúm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và bị dị tật. Tốt nhất khi mẹ bị cảm cúm thì không nên tự dùng thuốc uống mà nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Cảm cúm gây ra những mệt mỏi và khó chịu cho mẹ bầu, tác động nguy hiểm tới thai nhi
Bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không?
Bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không? Chắc hẳn mẹ đã biết đến những phương pháp trị cảm cúm dân gian như xông hơi, xông lá và những hình thức dùng nguyên liệu tự nhiên để giải cảm. Khi xông hơi, mẹ sẽ trùm kín chăn lên một nồi nước xông để hơi nóng lan tỏa khắp người để ra mồ hôi và thải độc.
Tuy phương pháp xông hơi rất tốt để giải cảm, nhưng phụ nữ mang thai không được khuyến khích xông hơi bởi các lý do sau:
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao lên khi xông hơi (vào khoảng 38.3 độ C) gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi
- Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thai nhi dễ gặp những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khi nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng cao như khi xông hơi. Trong những tháng sau, nguy hiểm có thể giảm bớt nhưng nhiều khả năng bé sau khi sinh ra dễ bị dị tật như vẹo cột sống, dị dạng xương khớp..
- Không gian kín kết hợp áp lực khí nóng lúc xông hơi khiến huyết áp của mẹ bị tác động, gây ảnh hưởng đến việc truyền oxy đi nuôi bào thai trong bụng
- Xông hơi trong thời gian quá lâu dẫn đến hiện tượng mẹ bị chóng mặt, ngạt thở nguy hiểm
Những lí do trên cho thấy, mẹ bầu tuyệt đối không nên xông hơi cho bà bầu giải cảm bất kể bằng lá hay nguyên liệu gì để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng. Trong trường hợp mẹ lỡ xông hơi hoặc không biết bản thân mang thai khi xông hơi thì nên đi khám để kiểm tra ngay những bất thường cơ thể và sự phát triển của em bé.
Mẹ không nên xông hơi khi bị cảm cúm trong suốt các giai đoạn của thai kỳ
Những cách trị cảm cúm an toàn cho mẹ bầu
Mặc dù phương pháp xông lá khi bị cảm cúm không được khuyến khích với phụ nữ mang thai, mẹ vẫn có thể áp dụng một số cách giải cảm an toàn sau đây nếu tình trạng bệnh không quá nặng:
- Dùng nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi khi bị cảm cúm giúp vệ sinh sạch vùng mũi, loại bỏ các chất nhầy và virus, vi khuẩn khỏi khoang mũi, giúp mẹ thở dễ hơn, khỏi bệnh nhanh hơn
- Thoa dầu tràm dưới mũi: Dùng một lượng nhỏ tinh dầu tràm hay tinh dầu bạc hà bôi dưới mũi, chất menthol trong tinh dầu sẽ giúp mẹ thông mũi nhanh hơn và thư giãn hơn
- Tăng cường vitamin C: Khi bị cảm cúm, việc mẹ nên làm là tăng cường đề kháng cho cơ thể bằng những thực phẩm giàu vitamin C để thanh lọc, giải độc cơ thể, nâng cao miễn dịch. Một số loại rau củ tốt chứa hàm lượng vitamin C dồi dào nên ăn như bông cải xanh, dâu tây, các loại quả mọng (cam, chanh, bưởi, quýt)…
- Ăn cháo giải cảm: Ăn các loại cháo trắng, cháo thịt hay cháo trứng khi bị cảm cúm giúp mẹ giải cảm, toát mồ hôi và hỗ trợ dứt bệnh nhanh
- Uống nước gừng: Gừng là nguyên liệu tự nhiên chống viêm nhiễm hiệu quả, sử dụng nước gừng tươi cùng chút đường uống lúc nóng, trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ trị cảm cúm
Ăn cháo giải cảm giúp mẹ khỏi bệnh nhanh hơn
Mẹ đã trả lời được câu hỏi “Bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không” rồi. Không cần sử dụng biện pháp xông hơi với lá, những cách trên đây đều hỗ trợ giải cảm hiệu quả mẹ nên thử. Nếu thấy tình trạng không được cải thiện và xuất hiện những dấu hiệu như sốt cao, người lả đi, hôn mê.. thì cần đi khám để được các bác sĩ kiểm tra kịp thời.
Ngoài ra, việc phòng ngừa bệnh cảm cúm cũng rất quan trọng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhiều mẹ bầu đã lựa chọn những gói liệu trình chăm sóc bầu và sử dụng trong suốt thai kỳ để nâng cao sức khỏe của bản thân, tăng cường miễn dịch cơ thể, tránh được nhiều bệnh lý hay gặp ở mẹ bầu điển hình là cảm cúm.
Chăm sóc bầu tại spa nâng cao sức khỏe mẹ bầu
Tại Hà Nội, Mama Maia Spa là điểm hẹn của hơn 300.000 mẹ bầu, mẹ sau sinh tới chăm sóc sức khỏe, thư giãn, giảm căng thẳng, stress. Các chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm hiểu rõ mẹ cần gì, chăm sóc tỉ mỉ, nâng niu mẹ bầu qua từng bước massage loại bỏ đau nhức, tê phù chân tay, ngâm chân thảo dược để lưu thông khí huyết, giải độc giúp mẹ ngủ ngon hơn, đồng thời chăm sóc cho làn da mẹ luôn rạng rỡ.
Chuyên viên chăm sóc mẹ bầu kỹ lưỡng với các gói liệu trình phù hợp
Mẹ bầu Thu Hà rạng rỡ, khỏe mạnh suốt thai kỳ với liệu trình chăm sóc tại Mama Maia Spa
Mẹ bầu ngâm chân đào thải độc tố, lưu thông máu tại Mama Maia Spa
Quy trình chăm sóc bầu VIP, nâng cao sức khỏe mẹ bầu tại Mama Maia Spa
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã hiểu được những tác động với sức khỏe của mẹ và bé khi áp dụng hình thức xông hơi, cũng như tìm kiếm được phương pháp giải cảm áp dụng an toàn.