1038 lượt xem
Rate this post

Bà bầu bị nôn ói khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, một số trường hợp ốm nghén nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vậy việc nôn ói khi mang thai có nguy hiểm không? Hãy cùng Mama Maia Spa tìm hiểu trong bài dưới đây.

Nguyên nhân bà bầu bị nôn ói

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nôn ói khi mang thai vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Một số nghiên cứu cho rằng, sự thay đổi nội tiết tố ở tuyến sinh dục, đặc biệt là Progesterone và HCG, có thể dẫn đến tình trạng bà bầu bị nôn ói. Cơ thể thai phụ sản sinh ra lượng lớn Progesterone, gây giãn cơ ở hệ tiêu hóa và đẩy thức ăn lên thực quản, khiến họ bị buồn nôn. Tiêu hóa cũng bị chậm lại do ảnh hưởng của hormone này.

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra buồn nôn khi mang thai bao gồm: thói quen ăn uống không ổn định, hệ thần kinh nhạy cảm với thực phẩm, di truyền, và những yếu tố như mang thai lần đầu, tiền sử ốm nghén, người gầy, mang song thai hoặc đa thai, hay mắc bệnh nguyên bào nuôi. Tuy nhiên, không phải tất cả thai phụ đều gặp triệu chứng này.

Bà bầu bị nôn ói có nguy hiểm không?

Bà bầu bị nôn ói có thể do sự thay đổi nội tiết tố

Bà bầu bị nôn ói có nguy hiểm không?

Bà bầu bị nôn ói khi mang thai thường không gây hại cho thai nhi nhưng tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống của thai phụ, bao gồm cả việc sinh hoạt và chất lượng công việc thường ngày.

Tuy nhiên, điều này lại không có nghĩa là thai nhi trong bụng mẹ không bị ảnh hưởng. Buồn nôn khi mang thai có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và nguy hiểm hơn nếu mẹ không thể ăn uống hoặc giữ chất lỏng trong cơ thể, dẫn đến mất nước và sụt cân. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu không có đủ dưỡng chất cần thiết và ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi khi sinh.

Bà bầu bị nôn ói có nguy hiểm không?

Bà bầu bị nôn ói thường không gây nguy hiểm

Một số thai phụ buồn nôn và nôn ói nặng được gọi là hội chứng nôn nghén nặng (Hyperemesis gravidarum – HG) – một trạng thái khác biệt so với buồn nôn và nôn thông thường khi mang thai, xảy ra ở 3% số ca mang thai. Hội chứng này thường xảy ra khi tình trạng buồn nôn và nôn ói nghiêm trọng dẫn đến mất nước hoặc khiến phụ nữ mang thai sụt hơn 5% trọng lượng cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Các dấu hiệu cho thấy bà bầu bị mất nước do buồn nôn và nôn ói nhưng không có chất lỏng thay thế, gồm: tiểu ít và nước tiểu có màu sẫm, không thể đi tiểu hoặc giữ lại chất lỏng, bị chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng lên, tim đập nhanh hoặc đập mạnh.

Bà bầu bi nôn ói khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như viêm loét hoặc trào ngược dạ dày, dị ứng, ngộ độc thực phẩm, bệnh tuyến giáp hoặc túi mật, viêm ruột thừa, dạ dày, tuyến tụy hoặc gan. Nếu các dấu hiệu như cảm giác buồn nôn và nôn lần đầu sau 9 tuần mang thai, sốt, đau đầu, đau bụng hoặc tuyến giáp phì đại, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trong trường hợp ốm nghén nặng, mẹ bầu có thể cần nhập viện để điều trị ngừng nôn mửa và phục hồi chất lỏng trong cơ thể.

Bà bầu bị nôn ói có nguy hiểm không?

Trường hợp ốm nghén nặng mẹ cần được điều trị

Bà bầu bị nôn ói phải làm sao?

Thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng bà bầu bị nôn ói. Sau đây là một số gợi ý có thể áp dụng:

  • Bổ sung vitamin tổng hợp để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn này.
  • Ăn nhẹ với bánh mì khô hoặc bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường, để tránh cảm giác đói khi di chuyển.
  • Uống nhiều nước, và uống nhiều lần trong ngày.
  • Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu.
  • Chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ thay vì 3 bữa chính lớn.
  • Sử dụng các món ăn nhạt, dễ tiêu hóa, như chế độ ăn BRATT (bao gồm chuối, gạo, táo, bánh mì nướng và trà).
  • Dùng trà gừng, viên nang gừng hoặc kẹo gừng (chế biến từ gừng thật) để giảm triệu chứng.
  • Nếu tình trạng nôn ói quá nhiều, có thể súc miệng với nước hòa tan baking soda để trung hòa acid và bảo vệ men răng.

Áp dụng các biện pháp trên có thể giúp thai phụ cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn, từ đó cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn mang thai.

Bà bầu bị nôn ói có nguy hiểm không?

Uống trà gừng giúp cải thiện tình trạng nôn ói khi mang thai

Ngoài những cách trên, các mẹ cũng có thể tham khảo một phương pháp chăm sóc mẹ bầu đang được ưa chuộng, đó là massage chăm sóc bầu. Không chỉ mang lại những giây phút thư giãn, massage cho mẹ trong thời kỳ mang thai còn giúp giảm đau nhức và cải thiện sức khỏe hiệu quả.

Bà bầu bị nôn ói có nguy hiểm không?

Liệu trình chăm sóc chuyên sâu giúp mẹ bầu xua tan mỏi mệt

Mama Maia Spa sẽ đồng hành và chia sẻ cùng bạn trong suốt thai kỳ dài vất vả bằng các liệu trình massage bầu chuyên sâu giúp mẹ thư giãn, xóa bỏ mọi áp lực trước khi sinh. Tại Mama Maia Spa, chị em sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp với từng thể trạng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ được các bước massage bầu chuyên nghiệp chuẩn Nhật Bản, kết hợp với bàn tay điêu luyện đến từ đội ngũ chuyên viên uy tín, để giúp mẹ đánh trúng tận gốc và xua tan đi mọi mệt mỏi, đau nhức, khó chịu trong suốt thai kỳ.