4959 lượt xem
5/5 - (32 bình chọn)

Bà bầu có được xông mũi không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu mỗi khi bị sụt sịt, nghẹt mũi, khó thở… Vậy xông mũi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Những biện pháp chữa nghẹt mũi, giải cảm thế nào? Mời mẹ xem bài viết sau.

Xông hơi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu?

Xông hơi là phương pháp sử dụng hơi nóng của nước kết hợp với các tinh chất từ các loại lá, tinh dầu.. để làm đẹp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức, giúp lưu thông mạch máu và nâng cao miễn dịch cơ thể. Sử dụng biện pháp xông hơi còn có tác dụng giảm các triệu chứng viêm xoang, hen suyễn, dị ứng, viêm phế quản, nghẹt mũi…

Tuy rằng mang lại nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, mẹ bầu, nhất là mẹ bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ được khuyên không nên xông hơi. Nguyên nhân bởi khi xông hơi cho bà bầu không đúng cách, không đúng thời điểm, mức nhiệt độ sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể mẹ bầu, túi nước ối cũng sẽ bị nóng lên và ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

Các tế bào có khả năng bị phá hủy, đồng thời làm gián đoạn quá trình cung cấp oxy cho em bé. Nếu mức nhiệt đạt trên 38 độ C, thai nhi có nguy cơ cao gặp những khuyết tật, dị tật nghiêm trọng và bị mất nước, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Bà bầu có được xông mũi không

Mẹ bầu không nên xông hơi để tránh ảnh hưởng tới thai nhi

Bà bầu có được xông mũi không?

Để trả lời câu hỏi “Bà bầu có được xông mũi không?”, dưới đây là những lưu ý về cách xông hơi đúng mẹ nên biết trước khi quyết định sử dụng biện pháp này.

Xông mũi có an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu?

Bà bầu có được xông mũi không? Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm khi cơ thể có những dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi, cảm cúm… Lúc này, để hỗ trợ chữa bệnh, nhiều mẹ đã tìm đến những phương pháp dân gian không cần uống thuốc và xông mũi là lựa chọn nhiều mẹ bầu ưa chuộng bởi dễ thực hiện cũng như nguyên liệu xông mũi dễ tìm kiếm với giá thành rẻ.

Xông hơi mũi chỉ tác động lên phần đầu mà không làm tăng nhiệt cơ thể và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Bà bầu có được xông mũi không? Mẹ bầu có thể xông mũi để giảm tình trạng nghẹt mũi cũng như giải cảm để thư giãn và dễ chịu hơn. Để thực hiện xông mũi, mẹ có thể sử dụng các loại lá tự nhiên như kinh giới, tía tô, gừng,… đun với nước nóng, sau đó trùm khăn lên đầu để xông.

Bà bầu có được xông mũi không

Chỉ nên xông mũi, mặt và không xông hơi toàn thân với phụ nữ mang thai

Một số lưu ý khi thực hiện xông mũi cho mẹ bầu

Bà bầu có được xông mũi không? Chú ý khi xông hơi để tránh gặp các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu:

  • Thời gian sử dụng biện pháp xông mũi cho bà bầu chỉ từ 10-15 phút, không xông hơi quá lâu và quá nhiều lần
  • Những mẹ bầu sức khỏe kém không nên xông mũi, bởi áp lực của hơi nóng và kín khí khi xông mũi có thể khiến mẹ chóng mặt, ngạt thở hoặc hạ huyết áp
  • Cẩn thận với nồi nước xông hơi tránh bị bỏng da và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé
  • Chỉ nên lựa chọn xông mũi những nguyên liệu an toàn từ thảo dược hoặc tinh dầu để xông mũi
  • Bà bầu không nên xông mũi, xông mặt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Bà bầu có được xông mũi không

Sử dụng những nguyên liệu tự nhiên xông mũi giải cảm cho mẹ bầu

Những cách chữa nghẹt mũi cho mẹ bầu

Bên cạnh phương pháp xông mũi, mẹ bầu có thể thử một số biện pháp chăm sóc bầu dưới đây khi gặp tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi với cách làm đơn giản mà hiệu quả chữa rất tốt:

  • Súc miệng nước muối: Muối có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm nhanh chóng, vì vậy, nếu mẹ súc miệng nước muối sẽ làm sạch vòm họng, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm mũi tấn công xuống phần họng và phần nào làm sạch mũi khi nước muối lên mũi
  • Nhỏ nước muối: Là cách làm sạch mũi đơn giản, rửa mũi để loại bỏ dịch nhầy đọng nhiều trong mũi, giúp cho mũi thông thoáng và dễ thở hơn
  • Uống nhiều nước: Sử dụng nước ấm hoặc nước pha mật ong chanh là cách giúp mẹ làm lỏng dịch nhầy phần mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi trong thời gian ngắn
  • Sử dụng gừng: Gừng là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng chống viêm, mang đến hiệu quả làm ấm các cơ quan của hệ hô hấp. Sử dụng trà gừng tươi với mật ong là cách nhiều mẹ bầu áp dụng khi bị nghẹt mũi, sổ mũi
  • Kê gối cao khi ngủ: Kê cao gối để vị trí của mũi cao hơn tim, giúp phần chất nhầy không còn tắc trong mũi nữa, là cách giảm nghẹt mũi hiệu quả

Bà bầu có được xông mũi không

Mẹ bầu nghẹt mũi, sổ mũi nên sử dụng nước muối để làm sạch và giảm các triệu chứng bệnh

Để phòng tránh bị nghẹt mũi, sổ mũi, cảm cúm… và những bệnh lý phổ biến mẹ bầu hay mắc phải, nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch cho cơ thể là điều mẹ nên làm để bảo vệ bản thân cũng như em bé trong bụng tốt nhất. Nhiều mẹ bầu đã lựa chọn hình thức chăm sóc bầu tại spa với những gói liệu trình phù hợp.

Các bước chăm sóc giúp giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức toàn thân khi mang thai cũng như áp dụng những biện pháp xông hơi mặt, chăm sóc da, ngâm chân giúp đào thải độc tố với sự tận tâm, tỉ mỉ của các chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm.

Bà bầu có được xông mũi không

Chăm sóc bầu nâng cao sức khỏe của mẹ trong thai kỳ hiệu quả

Những liệu trình chăm sóc kỹ lưỡng này tại Mama Maia Spa đã được hơn 300.000 mẹ bầu lựa chọn và tin tưởng, sử dụng những gói liệu trình massage bầu phù hợp với lịch sinh hoạt của mẹ từ 60 phút – 90 phút – 120 phút để mẹ lựa chọn. Nhiều MC, diễn viên nổi tiếng cũng đồng hành cùng Mama Maia Spa từ những ngày đầu bầu bí cho tới các liệu trình sau sinh như MC Minh Trang, hotmom Kiều Trang, diễn viên Hoàng Yến…

Bà bầu có được xông mũi không

Chăm sóc massage giảm đau mỏi, tê phù chân tay, lưu thông máu giúp mẹ ngủ ngon hơn

Bà bầu có được xông mũi không

Chị Hạnh rất hài lòng sau liệu trình chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa

Bà bầu có được xông mũi không

Diễn viên Hoàng Yến rạng rỡ, khỏe mạnh trong suốt quá trình bầu bí 

Liệu trình massage bầu của Mama Maia Spa được các chuyên gia công nhận trên VTV1