3143 lượt xem
3/5 - (1 bình chọn)

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi và có thể xảy ra hiện tượng ngứa vùng kín khiến mẹ cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, bà bầu có nên xông hơi vùng kín? Hiệu quả của phương pháp này ra sao, mời mẹ cùng theo dõi bài viết sau.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai

Vùng kín bị ngứa, viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai phần lớn do mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo. Trong quá trình bầu bí của mẹ, nội tiết tố nữ estrogen sẽ tăng lên nhiều hơn, khiến cho âm đạo luôn trong trạng thái ẩm ướt. Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng, khiến cho mẹ bầu rơi vào trạng thái ngứa ngáy khó chịu vùng kín.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở bà bầu còn do mẹ vệ sinh không kỹ lưỡng, hoặc lựa chọn quần lót quá chật, viêm nang lông trong thai kỳ…. Hầu hết phụ nữ sẽ gặp tình trạng ngứa vùng kín ít nhất một lần trong đời do nhiều nguyên nhân khác nhau, mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ nên đi khám để chắc chắn hơn về tình trạng đang mắc phải để điều trị kịp thời.

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín

Mẹ bầu ngứa vùng kín bởi nhiều nguyên nhân tác động

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín?

Xông hơi vùng kín là một trong những phương pháp dân gian sử dụng hơi nước để đưa các tinh chất từ thảo mộc, lá xông vào âm đạo nhằm làm sạch âm đạo. Để thực hiện phương pháp này, người xông chỉ cần sử dụng một nồi lá xông và ngồi xổm trên nồi nước ngâm thảo dược.

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín không? Phương pháp xông hơi vùng kín không được khuyến khích sử dụng với bà bầu bởi mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn nhiều hơn lợi ích. Nước xông nóng có thể tác động xấu đến thai nhi trong bụng, cũng như một số loại thảo dược có khả năng làm sảy thai.

Bên cạnh đó, những rủi ro của phương pháp xông hơi cho bà bầu, xông hơi vùng kín có thể kể đến như:

  • Hơi nước có thể gây bỏng các mô âm đạo trong trường hợp nước quá nóng, nhiệt độ tăng cao
  • Hơi nước mang theo những tinh chất từ lá xông vào vùng kín có khả năng tăng cao nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng, nấm hoặc vi khuẩn phát triển hơn và đồng thời giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong âm đạo
  • Thiết bị xông hơi nếu không được làm sạch có thể gây nguy cơ nhiễm trùng và các tác dụng phụ bên lề
  • Xông hơi vùng kín có nguy cơ bị bỏng nếu bất cẩn với nồi nước xông đang nóng

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín

Xông hơi vùng kín tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe mẹ bầu

Những cách chữa ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà

Tuy rằng biện pháp xông hơi vùng kín không được khuyến khích sử dụng khi mẹ mang thai, vẫn có những cách chữa ngứa vùng kín, viêm âm đạo khác với những nguyên liệu tự nhiên mẹ có thể áp dụng tại nhà.

  • Chữa ngứa vùng kín bằng lá trà xanh: Trà xanh là thảo dược tự nhiên có tính chất kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch tốt nên được nhiều mẹ bầu ưa thích sử dụng. Dùng lá trà xanh tươi đun với nước, thêm chút muối tinh để rửa vùng kín không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé
  • Chữa ngứa vùng kín bằng lá trầu không: Lá trầu không chứa đường và tinh dầu, mang đến hiệu quả ức chế nấm cùng các loại vi khuẩn trong âm đạo. Nhiều mẹ đã đun lá trầu không lấy nước lau rửa vùng kín từ 1-2 lần/tuần và thấy tác dụng chữa ngứa rất tốt
  • Chứa ngứa vùng kín bằng nha đam: Tinh chất nha đam không chỉ giúp trị ngứa nhanh chóng mà còn giúp vùng kín bớt thâm đen, sạch sẽ hơn. Mẹ có thể lấy phần thịt nha đam ngâm trong nước, sau đó dùng nha đam đã ngâm chà nhẹ quanh vùng kín rồi rửa sạch lại với nước là được

Sử dụng thảo dược tự nhiên chứa ngứa vùng kín được nhiều mẹ bầu áp dụng và giảm những cơn ngứa ngáy, khó chịu trong thời gian ngắn. Mẹ cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý, nước rửa phụ khoa dành riêng cho chị em phụ nữ để làm sạch âm đạo chữa ngứa.

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín

Dùng lá trà xanh để rửa vùng kín chữa ngứa hiệu quả cho mẹ bầu

Cách phòng tránh viêm phụ khoa khi mang thai

Viêm phụ khoa, ngứa vùng kín là những bệnh phổ biến thường gặp trong thai kỳ, mẹ đừng lo lắng khi thấy xuất hiện những triệu chứng này mà cần bình tĩnh xử lý giảm các dấu hiệu bệnh. Bà bầu có nên xông hơi vùng kín không? Mẹ bầu không nên xông hơi vùng kín nhưng có thể đề phòng viêm nhiễm, ngứa ngáy khi bầu bí bằng những cách sau:

  • Hạn chế nạp đường và bánh kẹo, đồ ngọt
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, không thụt rửa, xông hơi, ngâm nước
  • Luôn giữ vùng kín khô thoáng
  • Tránh để vùng kín trong điều kiện nóng ẩm, nhiều mồ hôi
  • Nên sử dụng những đồ lót chất liệu thấm hút, cotton thoáng mát
  • Không sử dụng những sản phẩm vệ sinh vùng kín hoặc xà phòng có tính tẩy mạnh để tránh thay đổi pH âm đạo, khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn
  • Tăng cường miễn dịch cơ thể bằng việc ngủ nghỉ đủ giấc, ăn đủ các nhóm chất để có sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh phụ khoa hiệu quả

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín

Nâng cao sức khỏe với miễn dịch tốt nhờ cung cấp đủ các nhóm chất cho cơ thể

Qua bài viết trên, mẹ đã trả lời được câu hỏi “Bà bầu có nên xông hơi vùng kín” không rồi. Để nâng cao hệ miễn dịch bản thân, phòng tránh những bệnh phụ khoa phổ biến khi mang thai, nhiều mẹ bầu còn tin tưởng lựa chọn những liệu trình chăm sóc bầu tại spa giúp tăng cường sức khỏe khi bầu bí.

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín

Massage bầu giảm đau nhức, tê mỏi toàn thân

Ở khu vực Hà Nội và những vùng lân cận, Mama Maia Spa là địa điểm được hơn 300.000 mẹ bầu đánh giá cao bởi các liệu trình chăm sóc bầu linh hoạt, với nhiều mức thời gian cho mẹ lựa chọn. Tại đây, chuyên viên chăm sóc sẽ giúp mẹ đánh bay những cơn đau nhức toàn thân, massage trị liệu nhiều vùng đau mỏi như đầu, cổ, vai gáy, chân tay, giảm phù nề, đau nhức, chuột rút… cũng như chăm sóc da mặt để mẹ luôn rạng rỡ khi mang thai.

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín

Ngâm chân lưu thông khí huyết giúp mẹ bầu ngủ ngon

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín

Mẹ bầu trải nghiệm nhiều bước chăm sóc dưới bàn tay của chuyên viên giàu kinh nghiệm

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín

MC Minh Trang tin chọn liệu trình chăm sóc bầu và sau sinh tại Mama Maia Spa

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín không? Vậy là mẹ đã biết thêm những cách chữa ngứa vùng kín theo phương pháp dân gian cũng như những cách đề phòng bệnh phụ khoa hay gặp rồi. Nếu tình trạng ngứa ngáy không giảm bớt, mẹ nên đến viện kiểm tra để được điều trị tốt hơn.