1538 lượt xem
5/5 - (15 bình chọn)

Phù chân khi mang thai là vấn đề nhiều phụ nữ gặp phải. Liệu “Bà bầu phù chân sớm có ảnh hưởng thai nhi không?”, các mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức nhé!

Bà bầu phù chân sớm có ảnh hưởng thai nhi không?

Thông thường, mẹ bầu có dấu hiệu phù nề chân vào ba tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, có nhiều bà bầu phù chân sớm vào tháng 3, tháng 4 thai kỳ. Trước vấn đề trên, mẹ bầu không được chủ quan, cần “lắng nghe” cơ thể mình.

Khi mang thai, nhiều phụ nữ bị sưng chi dưới bao gồm: Bàn chân, bắp chân, mắt cá chân. Trước những dấu hiệu trên, mẹ bầu cần có chế độ chăm sóc bầu, ăn uống, sinh hoạt khoa học để giảm bớt phù nề.

Bà bầu phù chân sớm có ảnh hưởng thai nhi không?

Phù nề chân là tình trạng nhiều phụ nữ gặp phải khi mang thai

Tuy nhiên, nếu đã nghỉ ngơi mà vẫn không thuyên giảm, thậm chí bà bầu phù chân sớm xuất hiện kèm những đau đầu, rối loạn thị giác, đau bụng, buồn nôn… có thể là dấu hiệu báo tiền sản giật, ảnh hưởng tới thai nhi và thai kỳ.

Tiền sản giật là hội chứng cao huyết áp khi mang bầu, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho mẹ như: Suy yếu hệ thống thần kinh, mạch máu, ảnh hưởng xấu đến thận…Từ đó, dẫn đến không cung cấp đủ oxy cho thai nhi khiến em bé có thể bị thiếu oxy, cơ thể thiếu chất, sinh non, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Bà bầu phù chân sớm tuyệt đối không được chủ quan. Khi xuất hiện các dấu hiệu trên hãy tới ngay bác sĩ để được thăm khám. Mẹ bầu cũng cần tạo thói quen đi khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Bà bầu phù chân sớm nên làm gì?

Bà bầu phù chân sớm cần cung cấp nguồn đạm đủ cho cơ thể. Mỗi ngày, mẹ bầu cần ăn những thực phẩm giàu protein như: Trứng, sữa, cá, tôm, các loại hạt, đậu nành… Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tránh để cơ thể thiếu sắt, có thể ăn gan động vật 2-4 lần/tuần để bổ sung sắt.

Bà bầu phù chân sớm có ảnh hưởng thai nhi không?

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng 

Bà bầu nên hạn chế ăn mặn để không gây áp lực nên thận. Khi bị phù nề chân sớm, bà bầu cần lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không nên ăn những thức ăn khó tiêu như: Khoai lang, gạo nếp, hành tây…Bởi thức ăn khó tiêu gây đầy hơi, máu lưu thông kém sẽ làm tăng nguy cơ phù nề.

Các mẹ bầu hãy nằm nghiêng về một phía để giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch. Tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, khi nằm nghiêng sẽ giảm áp lực, lưu ý kê gối cao chân.

Không nên đeo giày dép cao gót, quai chặt, không mặc quần áo bó sát bởi sẽ khiến máu lưu thông kém, tạo áp lực lên đôi chân khiến chân phù nề. Đeo giày cao còn nguy hiểm đối với cả mẹ và bé nếu như chăng may mẹ bị trẹo chân ngã. Các mẹ nên chọn những đôi giày bệt, giày cao từ 1-3cm, có phần gót chắc chắn.

Bà bầu phù chân sớm có ảnh hưởng thai nhi không?

Khi mang bầu, hạn chế không đeo giày cao gót

Không nên để cơ thể bị nóng bức. Thân nhiệt cao cũng là nguyên nhân khiến bà bầu phù chân sớm. Nếu đi bộ rèn luyện thể dục, hãy đi bộ lúc trời râm mát.

Bà bầu phù chân sớm ngoài việc chăm sóc tại nhà có thể lựa chọn các spa chăm sóc bầu để được massage bầu, và chăm sóc cơ thể toàn diện. Từ đó cơ thể thoải mái hơn, giải tỏa đau nhức hiệu quả.  Tại Hà Nội, mẹ bầu có thể lựa chọn spa massage bầu Mama Maia Spa, địa chỉ chăm sóc bầu giúp mẹ bầu có thai kỳ mạnh khỏe, tinh thần sảng khoái, yên tâm trong suốt quá trình mang thai.

Trong gói chăm sóc bầu có bước ngâm chân và bước massage chân sẽ giúp bà bầu giảm triệu chứng phù nề sớm. Bước ngâm chân bằng thảo dược giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng miễn dịch, đem lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu,…

Bà bầu phù chân sớm có ảnh hưởng thai nhi không?

Ngâm chân bằng thảo dược giúp lưu thông khí huyết

Bà bầu phù chân sớm có ảnh hưởng thai nhi không?

Massage chân giúp giảm phù nề hiệu quả

Ở bước massage chân, với kỹ thuật chuyên sâu, chuyên viên sẽ tiến hành xoa bóp chân giúp đả thông kinh lạc, máu tuần hoàn tốt, xua tan sự đau nhức, mệt mỏi. Sau buổi trị liệu, mẹ bầu sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn, không còn bị chuột rút, đau nhức, đồng thời giảm triệu chứng phù nề hiệu quả.

Bà bầu phù chân sớm sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Vì vậy, các mẹ cần trang bị kiến thức để phòng ngừa tối đa chứng phù chân.