1351 lượt xem
Rate this post

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường trong quãng thai kỳ, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối. Vậy bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì? Hãy bỏ túi một số lời khuyên bổ ích sau đây nhé. 

Phù chân khi mang thai thường gặp phổ biến trong thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông gây nên phù nề. Vậy bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì?

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì?

1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên chú trọng hơn trong việc cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày. Cần hạn chế những chất sau đây giúp ngăn chặn triệu chứng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra những hậu quả ngoài ý muốn:

  • Bà bầu bị phù chân thai kỳ nên tuyệt đối hạn chế các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống khiến mẹ bầu bị rối loạn điện giải, cơ thể tích nước nhiều hơn mà còn gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề chân cho thai phụ.
  • Hãy thêm nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, trứng, các sản phẩm từ sữa khi chăm sóc bà bầu bị phù chân tháng cuối. Ăn nhiều rau xanh như: Bắp cải, rau bina, rau mồng tơi… Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, nho, dâu,… Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, kẽm và canxi. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, các loại hạt, hạt hướng dương….
  • Muối: Chỉ nên chế biến thức ăn thanh đạm, độ mặn vừa phải và không sử dụng quá nhiều gia vị trong món ăn có thể tăng lượng hấp thu Natri. Việc hấp thu muối quá nhiều có thể khiến cơ thể tích trữ lượng nước lớn, không chỉ bị sưng phù nề chân mà còn làm tăng huyết áp, suy thận cấp tính, viêm bàng quang,…rất nguy hiểm đến bà bầu và thai nhi.
  • Bổ sung thêm Kali giúp bà bầu giảm triệu chứng sưng phù tháng cuối thai kỳ. Kali có tác dụng ổn định lượng dịch trong cơ thể bà bầu, giúp giảm triệu chứng sưng phù một cách hiệu quả. Bà bầu nên chú ý bổ sung qua các thực phẩm tươi mới và an toàn như táo, chuối, khoai lang, cải bó xôi, sữa chua, cá hồ, cá chích…

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì?

  • Bà bầu nên bổ sung lượng nước đủ mỗi ngày khoảng 2,4 lít giúp giảm triệu chứng phù chân tháng cuối thai kỳ. Bổ sung nước đầy đủ góp phần cân bằng dung dịch nội môi, thải Natri dư thừa cùng các độc tố khác, giúp cơ thể được thanh lọc hiệu quả. Thi thoảng có thể sử dụng nước ép trái cây, các loại trà thảo mộc (trà gừng, trà bạc hà, hoa cúc, oải hương…) từ thiên nhiên để tăng khẩu vị. Nếu không được cung cấp đủ nước thì thận sẽ hoạt động kém đi khiến triệu chứng sưng phù thêm nặng nề.

2. Bà bầu phù chân nên chú ý hoạt động hàng ngày

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì bà bầu cũng nên chú ý các hoạt động thường ngày để giúp giảm triệu chứng phù nề chân.

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì?

  • Khi ngủ bà bầu nên nằm nghiêng một bên để làm giảm áp lực máu tụ ở chân. Có thể gác chân lên cao hoặc đặt gối dưới chân khi mẹ bầu nằm trên giường để thấy thoải mái, cải thiện sự lưu thông tuần hoàn, từ đó giảm các triệu chứng sưng phù. Không nên ngủ ở tư thế nằm ngửa để tránh thai chèn ép lên tim.
  • Mẹ bầu nên lựa chọn các loại quần áo thoải mái hoặc váy suông với chất liệu co giãn, thoáng mát, sử dụng giày dép thấp hoặc bệt mang lại cảm giác êm ái cho chân. Nếu cần sử dụng tất không nên chọn loại quá bó sát dễ gây tích tụ máu ở chân.
  • Bà bầu không nên đứng hoặc ngồi quá lâu để tránh phù chân tháng cuối thai kỳ, tránh xa các hoạt động gắng sức như chạy, mang vác nặng, tập tạ,… Có thể rèn luyện cơ thể bằng một số hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo Chú ý giữ mát cho cơ thể khi tập luyện trong thời tiết nắng nóng.
  • Nên tắm nước nóng.Ngâm chân với nước muối ấm hàng ngày khoảng 10 – 15 phút cũng là một cách giúp chân thư giãn và có khả năng làm giảm sưng phù.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn cũng là một trong những phương thức trị phù chân cho bà bầu. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông, giảm phù chân một cách dễ dàng.

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì?

  • Trong thời gian mang thai tránh tăng cân quá mức. Hạn chế ở ngoài môi trường nắng nóng quá lâu.
  • Ngoài ra hàng tháng bà bầu nên đi thăm khám định kỳ trong quá trình mang thai giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm và xử trí các triệu chứng bất thường. Ngoài ra, sản phụ còn được hỗ trợ tư vấn điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp đối với từng giai đoạn thai kỳ hạn chế tối đa những rủi ro có thể mắc phải.

Bên cạnh chế độ ăn uống ngủ nghỉ khoa học thì massage bầu cũng là một trong những liệu pháp hữu ích giúp giảm thiểu triệu chứng sưng phù chân tháng cuối thai kỳ. Và Mama Maia Spa là một trong những spa chăm sóc bầu uy tin được hơn 300.000 mẹ bầu tin chọn trong quãng thai kỳ của mình.

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì?

Massage bầu chuẩn Nhật tại Mama Maia Spa

Tại Mama Maia Spa có những kỹ thuật chăm sóc bầu độc quyền theo đúng tiêu chuẩn Nhật Bản giúp các mẹ giải tỏa triệt để các cơn đau nhức từ cổ, vai, gáy, lưng, hông và chân. Đánh bay các cơn đau chuột rút và căng cứng các bó cơ giúp mẹ cảm thấy thoải mái và có những giấc ngủ ngon hơn.

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì?

Đi đá nóng thải độc khỏi cơ thể tại Mama Maia Spa

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì?

Ngâm chân cùng thảo dược giúp giảm bớt triệu chứng sưng phù chân tại Mama Maia Spa

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ nên làm gì?

Massage chân chuyên sâu tại Mama Maia Spa

Ngoài ra còn có các bước ngâm chân cùng thảo dược từ thiên nhiên và đi đá nóng trị liệu kết hợp bước massage, bấm huyệt chân chuyên sâu từ đó cải thiện hệ tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, đả thông kinh lạc, giảm tình trạng sưng phù chân, các mẹ sẽ thấy dễ chịu và việc di chuyển hàng ngày sẽ dễ dàng hơn.

Siêu mẫu Phương Mai tin chọn dịch vụ chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa