1442 lượt xem
Rate this post

Thời điểm giao mùa, do sức đề kháng yếu nên bà bầu sẽ dễ mắc bệnh cảm cúm. Mà sức khoẻ của mẹ bầu trong suốt thai kỳ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé yêu. Vậy, cách chăm sóc bà bầu khi bị cảm cúm như thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé?

Cảm cúm ảnh hưởng thế nào đến bà bầu?

Cách chăm sóc bà bầu khi bị cảm cúm

Bà bầu bị cảm cúm có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Cảm cúm trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu là rất nguy hiểm. Bởi virus cúm có thể gây dị tật thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Với những trường hợp mẹ bị cúm nặng, sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể dẫn đến tình trạng lưu thai, sảy thai.

Cách chăm sóc bà bầu khi bị cảm cúm

Bà bầu sẽ cảm thấy bị đau đầu, ngạt mũi, ho, sốt,… khi mắc bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc không được khuyến khích vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và con. Cho nên, nếu bị cúm mà bà bầu chỉ mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ, thì bản thân người bệnh và gia đình nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc bà bầu dưới đây:

  1. Chế độ dinh dưỡng

Cách chăm sóc bà bầu khi bị cảm cúm

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi bị cảm cúm

Trong suốt giai đoạn mang thai, đặc biệt là thời gian ốm nghén, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy rất mệt mỏi và cảm giác đó càng tăng lên nếu bị nhiễm cúm. Tuy nhiên, vì sức khỏe của bé yêu và của mình mẹ bầu nên cố gắng ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C.

Một số món ăn bà bầu nên sử dụng khi bị cảm cúm tấn công như là: các loại súp, cháo, rau xanh và hoa quả. Trong đó, cháo hành tía tô  là sự lựa chọn hoàn hảo giúp giải cảm và chống động thai đối với các mẹ bầu.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tráng miệng bằng những loại hoa quả tươi mát: một ly nước cam, những tép bưởi đào,… Nhâm nhi chút nho khô, nhấp một ngụm trà,.. nhằm cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C, tăng cường hệ thống miễn dịch và đẩy lùi cơn cảm cúm.

2. Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% nên rất an toàn và lành tính cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên bà bầu vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dung dịch này để nhỏ mũi khi bị cúm. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể tự pha dung dịch nước muối loãng để súc miệng và vệ sinh mũi.

3. Sử dụng hơi nước

Các loại máy phun sương hay máy xông hơi có công dụng giúp mẹ bầu thư giãn trong tình trạng bị cúm khó chịu. Mẹ có thể hít thở sâu và cảm nhận sự dễ chịu khi xông hơi bằng một tô nước nóng nghi ngút. Hay việc uống 1 tách trà gừng mật ong, sự nóng ấm, dịu ngọt cộng với tính sát khuẩn nhẹ của mật ong giúp cho cổ họng êm dịu nhanh chóng.

4. Massage chăm sóc bầu

Cách chăm sóc bà bầu khi bị cảm cúm

Massage bầu tại spa uy tín giúp mẹ bầu giảm khó chịu khi bị cảm cúm

Mẹ bầu có thể day ấn lông mày, xoa bóp trán và vùng xung quanh mắt để giảm thiểu chứng đau đầu khó chịu. Đồng thời, động tác chải tóc bằng 10 đầu ngón tay cũng giúp máu lưu thông dễ dàng và làm dịu cơn đau đầu nhanh chóng.

Để xử lý triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi thì mẹ bầu có thể áp dụng một phương pháp tác động trực tiếp lên vùng cơ thể đang bị khó chịu này. Những động tác massage nhẹ nhàng, đều đặn quanh mũi, nhất là vùng cánh mũi có huyệt Nghinh hương sẽ giúp giảm thiểu những cơn đau xoang và khó thở.

Để được hỗ trợ chăm sóc đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả, mẹ bầu ở Hà Nội có thể chọn massage bầu tại Mama Maia Spa. Mama Maia Spa là một trong những trung tâm spa chăm sóc bầu uy tín. 100% chuyên viên chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa đều là các điều dưỡng được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và tận tâm. Vậy nên mẹ có thể an tâm được chăm sóc đúng cách, hiệu quả để nhanh chóng khôi phục sức khỏe khi bị cúm thai kỳ.

5. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và chất có cồn

Với bà bầu, khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và bệnh về đường hô hấp. Còn rượu và các chất có cồn sẽ khiến cơ thể bị mất nước và làm giảm hệ miễn dịch. Do đó, mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và chất có cồn.

Hy vọng những cách trên sẽ giúp mẹ bầu được chăm sóc đúng cách, khoa học khi bị cảm cúm. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.