1206 lượt xem
Rate this post

Mang thai lần đầu là cột mốc vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với mỗi chị em phụ nữ. Sẽ trải qua những cảm xúc vui vẻ xen lẫn lo lâu vì những thay đổi trong cơ thể cùng đó là những vấn đề cần quan tâm như: dinh dưỡng thai kỳ, lịch khám thai,… Chính vì thế để trang bị cho mình cách chăm sóc bà bầu lần đầu cẩn thận và đầy đủ chị em nên tìm hiểu những yếu tố sau nhé.

Chăm sóc bà bầu lần đầu: top 5 lưu ý mẹ cần biết

Chăm sóc bà bầu lần đầu: top 5 lưu ý mẹ cần biết

1. Cân nặng trong thai kỳ mẹ mang thai lần đầu

Trong quá trình mang bầu chắc hẳn nhiều mẹ đang rất thắc mắc: Cân nặng thai nhi trong bụng mỗi giai đoạn là bao nhiêu? Mỗi tháng phát triển như thế nào? Số cân như vậy đã đạt tiêu chuẩn chưa? 

Thực tế cân nặng thai nhi sẽ phát triển và thay đổi không ngừng theo từng tuần. Trong từng giai đoạn thai nhi sẽ có cân nặng cụ thể. Một thai nhi nếu đủ tháng sẽ có chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2 cm (tính từ đầu đến chân) và cân nặng là 3,5 kg. 

Mỗi thai nhi sẽ có những mức cân nặng khác nhau do nhiều yếu tố như di truyền, sức khỏe của bà bầu làm ảnh hưởng tới thai nhi, chế độ dinh dưỡng mẹ bầu nạp vào không đạt tiêu chuẩn để thai nhi phát triển, số thai nhi trong bụng nếu từ sinh đôi trở lên thì số cân nặng cũng thấp hơn bình thường.  

Chăm sóc bà bầu lần đầu: top 5 lưu ý mẹ cần biết

Cân nặng thai nhi thay đổi theo từng giai đoạn

2. Vitamin bầu cần bổ sung

Bổ sung vitamin đầy đủ là cách chăm sóc bà bầu lần đầu rất quan trọng cần được chú ý. Vitamin không chỉ giúp duy trì sức khỏe bà bầu tốt mà còn giúp thai nhi trong bụng có đủ những dưỡng chất để phát triển toàn diện. Ngoài ra vitamin còn giúp ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đảm bảo sức khỏe về sau của thai nhi.

Một số loại vitamin cần thiết phải bổ sung đầy đủ:

  • Vitamin B9 (Axit folic): Trong suốt thời gian mang thai, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400 mcg – 600 mcg, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ khi ống thần kinh đang hình thành để ngăn ngừa dị tật nứt ống thần kinh. Vitamin B9 cũng là một thành phần quan trọng của quá trình tạo máu. 
  • Vitamin B12: Cùng Sắt, Acid Folic thì Vitamin B12 là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Lượng Vitamin B12 cần bổ sung hàng ngày cho bà bầu khoảng 2,6 mcg. Vitamin B12 có nguồn gốc chủ yếu từ nguồn thức ăn từ động vật.
  • Vitamin B1: Hay còn được gọi là Thiamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, tình trạng thiếu Vitamin B1 hiện nay rất hiếm gặp do trong chế độ ăn và thực phẩm bổ sung tương đối đầy đủ hàng ngày như cơm, bơ, cá, trứng…. Lượng Vitamin B1 bà bầu cần mỗi ngày là 1,4mg/.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): Là loại Vitamin quan trọng tham gia cấu trúc các coenzyme thiết yếu của cơ thể thực hiện chức năng hô hấp tế bào, phân giải các loại carbohydrate, lipid và protid. Hiện tượng ốm nghén ở bà bầu cũng có liên quan tới tình trạng thiếu Vitamin B2 gây mệt mỏi, khó chịu, thiếu máu não… Mỗi ngày bà bầu cần 1,4mg Vitamin B2. Có thể bổ sung Vitamin B2 chủ yếu từ sữa, rau xanh, pho mát…

Chăm sóc bà bầu lần đầu: top 5 lưu ý mẹ cần biết

  • Vitamin B6 (Pyridoxin): Đây là loại vitamin quan trọng điều hòa hoạt động sinh lý khác trong cơ thể. Thiếu Vitamin B6 có thể gây tình trạng thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ, căng thẳng thần kinh,… Bà bầu cần khoảng 2mg Vitamin B6 mỗi ngày và có thể bổ sung từ thực phẩm: ngũ cốc, rau củ quả,..
  • Vitamin D: Trong suốt thời kỳ mang bầu vitamin D cũng góp phần quan trọng trong việc hấp thu canxi, phát triển tốt cho xương. Cần bổ sung mỗi ngày khoảng 10 mcg vitamin D cho bà bầu
  • Ngoài ra còn rất nhiều những vitamin khác cũng quan trọng như vitamin A, Vitamin C và Vitamin E…

Mẹ nên sinh thường hay đẻ mổ

Nên sinh thường hay sinh mổ là thắc mắc thường gặp nhất của các bà bầu khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ. Bà bầu lựa chọn sinh thường hay sinh mổ thì đều nên tham vấn ý kiến bác sĩ, nhất là với những bà bầu gặp vấn đề bất thường trong giai đoạn thai kỳ.

Đối với sinh thường

Hầu hết các bác sĩ về Sản khoa cho rằng nếu sinh thường thì thai nhi sinh ra có hệ miễn dịch tốt hơn so với sinh mổ. Thai nhi được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi trong âm đạo và các hormone tăng cường sức đề kháng mà bà bầu tiết ra trong lúc chuyển dạ để hình thành và phát triển hệ miễn dịch của bản thân sau này. Do đó, trẻ đẻ thường ít ốm vặt hay dị ứng. Không lo bị ảnh hưởng của các loại thuốc gây tê và thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến nguồn sữa.

Chăm sóc bà bầu lần đầu: top 5 lưu ý mẹ cần biết

Tuy nhiên bà bầu sẽ mất sức nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ. Phương pháp này không an toàn đối với những bà bầu gặp vấn đề như nhau tiền đạo hoặc tử cung yếu, xương chậu hẹp…Trong quá trình vượt cạn nếu xảy ra sự cố sẽ khó xử lý hơn vì lúc đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, khó có thể sử dụng những phương pháp khác thay thế được. 

 Đối với Sinh mổ

 Đối với phương pháp sinh mổ thì bà bầu sẽ không bị mất nhiều sức, không chịu những cơn đau đẻ và rất tỉnh táo khi vượt cạn. Sinh mổ giúp thai nhi được an toàn hơn khi chào đời vì phương pháp này dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt thai nhi hoặc mẹ đang trong tình trạng nguy hiểm có thể xử lý rất nhanh.

Chăm sóc bà bầu lần đầu: top 5 lưu ý mẹ cần biết

Tuy nhiên đối với thai nhi, việc không đi qua đường sinh tự nhiên khiến phổi không phải chịu lực co thắt mạnh khi rặn đẻ nên dễ còn tồn dịch ối trong phổi. Điều này dẫn đến việc dễ thở khò khè và có nguy cơ cao mắc bệnh về đường hô hấp. Thai nhi không được tiếp nhận vi khuẩn có lợi từ âm đạo của mẹ nên quá trình hình thành hệ miễn dịch thường bị chậm trễ.

 Đặc biệt sản phụ có một vết mổ cũ trên tử cung sẽ có nguy cơ bị tai biến trong lúc mang thai và chuyển dạ nhiều hơn. Hầu hết sản phụ đã có một vết mổ cũ trên tử cung thì phải mổ lấy thai ở lần sinh tiếp theo. Các bác sĩ khuyên những mẹ đã có hai lần sinh mổ thì không được mang thai nữa vì nguy cơ vỡ tử cung trong lần mang thai sau rất cao. Nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. 

4. Bà bầu lần đầu có dấu hiệu chuyển dạ thế nào

Những chị em phụ nữ mang thai lần đầu sẽ khó nhận biết được dấu hiệu của chuyển dạ vì thế  hãy tham khảo những yếu tố sau để trang bị tốt cho mình cách chăm sóc bà bầu lần đầu nhé

Rò rỉ hoặc vỡ nước ối: Túi ối sẽ bị rò rỉ hoặc vỡ khi cuộc chuyển dạ chuẩn bị bắt đầu. Nó có thể là một tia nước chậm hay bắn ra đột ngột không màu, không mùi. Lúc này cần giảm bớt sự đi lại, vận động và nên đến bệnh viện ngay. Vì hầu hết thai nhi sẽ được ra đời trong vòng 24 tiếng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Các cơn co bóp: Các cơn co tử cung có đau bụng tăng dần lên với tần số là 3 cơn co trong 10 phút, hoặc xảy ra cứ mỗi 5 – 10 phút, mỗi cơn co kéo dài trên 20 giây. Bà bầu có thể cảm thấy co bóp khắp vùng bụng và lưng dưới. Xoa bóp hoặc đi lại đều không thể làm giảm đau được.

Chăm sóc bà bầu lần đầu: top 5 lưu ý mẹ cần biết

Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ

Dịch âm đạo: Do cổ tử cung mở nên các chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn. Nó có thể tiết ra có lẫn ít máu. Đây là dấu hiệu chuyển dạ khá rõ ràng, bà bầu cần lưu ý để kịp thời đến bệnh viện ngay.

Đau lưng: Đau lưng dấu hiệu hay gặp trong suốt quá trình thai kỳ. Nhưng khi bắt đầu chuyển dạ, cơn đau này sẽ rõ rệt hơn và có thể bị co thắt. Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ âm ỉ ở phần lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã giãn ra chuẩn bị cho sự ra đời của bé.

Cảm giác thai tụt xuống như sắp rơi: Trường hợp này hay gọi là sa bụng. Thai nhi không còn đè lên cơ hoành mà đã tụt sâu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời.

5. Massage giúp mẹ giải tỏa đau nhức, căng thẳng khi lần đầu mang thai

Massage bầu là một trong những liệu pháp đã và đang rất phổ biến. Đó thực sự là cách chăm sóc bà bầu lần đầu rất hữu ích mà bất cứ chị em phụ nữ nào lần đầu làm mẹ cũng nên trải nghiệm. Với những sự thay đổi nhiều về tâm sinh lý trong suốt quá trình thai kỳ luôn khiến bà bầu khó chịu và mệt mỏi. Massage bầu giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu, lưu thông kinh lạc, giảm chứng đau nhức, căng thẳng. Từ đó các bà bầu cảm thấy thoải mái, giải tỏa stress, di chuyển dễ dàng và có giấc ngủ ngon hơn. 

Chăm sóc bà bầu lần đầu: top 5 lưu ý mẹ cần biết

Dịch vụ chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa

Hiện nay có rất nhiều spa có dịch vụ massage bầu tại Hà Nội và trong đó có Mama Maia Spa – một trong những địa điểm massage bầu uy tín được nhiều bà bầu tin chọn đồng hành cùng mình trong suốt quãng thai kỳ.

Với những kỹ thuật massage bầu uyển chuyển theo tiêu chuẩn Nhật Bản dưới đôi tay của những kỹ thuật viên chuyên nghiệp bà bầu sẽ được chăm sóc toàn diện nâng niu từ đầu tới chân, diệt tận gốc chứng đau nhức mỏi. Ngoài ra còn có chăm sóc da mặt trắng hồng, đi đá nóng, nằm muối thảo dược giúp đào thải độc tố khỏi cơ thể, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Chăm sóc bà bầu lần đầu: top 5 lưu ý mẹ cần biết

Mẹ bầu Minh Trang rạng rỡ sau khi sử dụng liệu trình chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa

Quy trình chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!