1252 lượt xem
Rate this post

Sau bao gian nan vất vả, công cuộc thụ tinh ống nghiệm cho các mẹ khó có con cũng đã thành công. Vậy từ sau thời điểm này cần trang bị những gì cho cách chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm an toàn và khỏe mạnh nhất?

1. Thụ tinh ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng gặp nhau bên ngoài cơ thể. Với qui luật tự nhiên thì chỉ có một tinh trùng chui được vào trứng và thụ tinh thành phôi. Tiến trình này được diễn ra trong phòng nuôi cấy. Sau khi thụ tinh, phôi được nuôi phát triển trong một thời gian ngắn sau đó được chuyển vào buồng của tử cung. và sẽ được thử máu 2 tuần sau khi đặt phôi vào để xác định có thai hay không.

Chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

Thụ tinh ống nghiệm

Đây là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Tinh trùng sau khi được lọc rửa, sẽ được cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và để ủ trong tủ. Tinh trùng có thể đi xuyên vào trứng và xảy ra quá trình thụ tinh chỉ trong vài giờ đầu. Trong kỹ thuật này, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo thành phôi.

2. Cách chăm sóc bầu thụ tinh ống nghiệm

Khác với những bà bầu bình thường, các bà bầu thụ tinh ống nghiệm phải có chế độ chăm sóc và thăm khám khác nhau. Do đó, sau khi thụ tinh thành công, cần phải có những kiến thức chuẩn về cách chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo không bị động thai cũng như an toàn cho bé đến tháng cuối cùng.

  • Không nên nằm bất động sau khi chuyển phôi

Thực tế, sự phát triển của phôi phụ thuộc vào chất lượng phôi và nội mạc tử cung tại điểm tiếp xúc với phôi, ít phụ thuộc vào yếu tố tác động bên ngoài của tử cung. Phôi gần như không bị tác động khi đã được đặt vào tử cung. Song vẫn có nhiều bà bầu còn lo sợ và chỉ nằm một chỗ, không dám đi lại. (Trường hợp đấy chỉ dành cho những bà bầu có triệu chứng đặc biệt cần hạn chế hoạt động thì mới áp dụng trong vòng 9 tháng 10 ngày).

Chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

Thế nhưng đây lại là việc làm có hại nhiều hơn. Do trong chu kỳ điều trị để chuyển phôi (kích thích buồng trứng hay dùng thuốc nội tiết để chuyển phôi trữ lạnh), hàm lượng nội tiết trong cơ thể thường cao, việc nằm bất động có thể làm tăng nguy cơ tạo huyết khối và huyết tắc, dẫn đến các biến chứng không tốt khác. Vì thế, các bà bầu (sau 12 tuần  trở đi) có thể đi lại vận động nhẹ nhàng bình thường như đi bộ, tập bài tập nhẹ nhàng giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, từ đó tử cung khỏe mạnh hơn.

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Các bà bầu thụ tinh ống nghiệm cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng. Phải tăng cân từ 10-12kg. Cần bổ sung đủ lượng kcal mỗi ngày với các loại thực phẩm cung cấp: đạm, vitamin, chất khoáng, canxi, sắt.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên ăn thêm nhiều rau củ xanh, các loại đậu để đảm bảo chất xơ, nhiều vitamin như vitamin C, vitamin E, vitamin A,… Chúng giúp cơ thể khỏe mạnh, tái tạo hồng cầu, bồi dưỡng phôi thai khỏe mạnh, phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, Mỗi ngày bà bầu cần cung cấp sắt từ 30-60mg, acid flolic 400mcg-1000mcg, canxi 1000mg-1500mg. Đảm bảo sức khỏe toàn điện cho cả mẹ và thai nhi.

Chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

  • Tránh quan hệ sau khi thụ thai

Trong thời gian chuyển phôi sang thai phụ thì vợ chồng không được quan hệ nhằm tránh kích động mạnh, gây co bóp tử cung và ảnh hưởng đến phôi thai. Bởi thụ tinh ông nghiệm phôi thai rất yếu dễ bị kích động. Chỉ nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ để cơ thể khỏe mạnh, phôi thai dễ bám vào tử cung và ít bị cơ thể đào thải.

  • Tuân thủ lịch khám thai và xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ

Lịch khám thai

Ba tháng đầu thai kỳ: Bà bầu cần đi khám để nghe tim thai, đo độ dày da gáy, xác định tuổi thai. Khám phụ khoa ít nhất một lần.

Ba tháng giữa thai kỳ trở đi: Cần kiểm soát đái tháo đường, dị tật, tiêm phòng uốn ván. Mỗi tháng cần đi khám một lầm để theo doic sự ổn định của thai nhi. Tiêm phòng uốn ván vào tuần 26 và 30. Từ tuần 29 đến 32 nên đo chiều dài của thai nhi, cân nặng và theo dõi sự phát triển của thai.

Ba tháng cuối: Đi khám lại để theo dõi được sự phát triển càng về sau, phát hiện những biến chứng để tìm biện pháp kịp thời. 

Chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

Làm những xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ

3 tháng đầu: Bà bầu cần tham gia những xét nghiệm sau: Xét nghiệm máu, Double text: đo độ mờ da gáy (thai 12 tuần), Nước tiểu với 10 thông số, Khám các chuyên khoa khác: răng, tim mạch,… để tìm các bệnh mạn tính.

3 tháng giữa: Dung nạp đường huyết ở tuổi thai tuần 24 đến 28 tuần tầm soát đái tháo đường thai kì (chỉ định: béo phì, tăng cân nhanh, tiền sử gia đình đái tháo đường, tiền sử bản thân: thai dị tật, sinh con to, thai lưu lớn không rõ nguyên nhân, đường huyết lúc đói > 105mg/dL); xét nghiệm Triple test, tổng phân tích nước tiểu; tiêm phòng uốn ván tuần thứ 26 mũi 1 và tuần 30 mũi 2.

3 tháng cuối: Cần làm tổng phân tích nước tiểu; siêu âm đủ. Khám thai đều đặn để giúp phát hiện các triệu chứng bất thường khác tránh những trường hợp xấu xảy ra. 

Chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

Cách chăm sóc bầu thụ tinh trong ống nghiệm

Trong mỗi lần khám thai, bà bầu sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng tình hình phát triển của thai nhi cũng như các nguy cơ có thể sẽ gặp phải trong thai kỳ. Vì thế cần khám thai theo đúng lịch trình bác sĩ đã đề ra để đảm bảo quá trình chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm được an toàn.

Những lưu ý trong cách chăm sóc thụ tinh ống nghiệm

  • Không tiếp xúc với khói thuốc lá

Khói thuốc lá trực tiếp và gián tiếp đều ảnh hưởng với các bà bầu nhưng với bà bầu thụ tinh ống nghiệm thì nó có ảnh hưởng trầm trọng hơn và rất dễ gây ra sảy thai. Do đó, sau khi thụ tinh ống nghiệm thành công, mẹ cần lưu ý những khi ra ngoài hoặc tránh đến nơi đông đúc, dễ có người hút thuốc lá.

  • Tuyệt đối tránh xa chất kích thích

Đồ uống có cồn, nước ngọt có ga hay cà phê hoàn toàn đều không phợp với bà bầu thụ tinh ống nghiệm. Với mẹ bầu bình thường, nước ngọt và cà phê vẫn có thể được uống với liều lượng được cho phép thế nhưng với mẹ bầu làm thụ tinh ống nghiệm IVF thì các bác sĩ khuyên mẹ cần kiêng hoàn toàn để đảm bảo sức khỏe.

Chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

Những lưu ý trong cách chăm sóc bầu thụ tinh ống nghiệm

  • Đừng để mình tiếp xúc với các nguồn gây bệnh 

Những chốn đông người, ngột ngạt hay nơi có người bệnh sẽ là điều nguy hiểm với các bà bầu làm thụ tinh ống nghiệm. Do đó cần chú ý luôn mang theo khẩu trang y tế và lọ sát khuẩn tay khi ra đường, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi khi ở chốn đông người về để giảm thiểu các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt quan tọng đối với bà bầu. 

  • Chế độ dinh dưỡng vừa đủ không quá mức

Nhiều bà bầu thụ tinh ống nghiệm thường có tâm lý vì có con hiếm muộn mà thường bồi bổ quá mức. Đây không phải là cách chăm sóc phù hợp mà còn có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ như tiểu đường, tiền sản giật, bép phì…Do đó chỉ cần chú ý ăn uống đủ chất và phù hợp theo từng giai đoạn của thai kỳ là cách chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm tốt nhất.

Bên cạnh những phương pháp chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm rất khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Massage bầu cũng được rất nhiều các chuyên gia đầu ngành khuyên chọn giúp bà bầu nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết. Ở Hà Nội, các mẹ bầu có thể đến chăm sóc massage bầu tại Mama Maia Spa.

Chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

Massage bầu tại spa uy tín cũng là cách giúp mẹ bầu thư giãn, thoải mái, có thai kỳ khỏe mạnh

Mama Maia Spa sử dụng những kỹ thuật massage bầu chuẩn Nhật, uyển chuyển đầy chuyên nghiệp với các bước chăm sóc toàn diện từ đầu tới chân. Ngoài ra, với 3 gói chăm sóc: Mẹ bầu Thư giãn (60 phút), Mẹ bầu Rạng rỡ (90 phút), Mẹ bầu VIP (120 phút), Mama Maia Spa sẽ có các bước chăm sóc chuyên sâu, phù hợp từng nhu cầu của mẹ bầu để giải toả những cơn đau nhức mệt mỏi, đánh bay stress; giúp mẹ hồi phục sức khỏe, luôn rạng rỡ và tràn năng lượng.

Hi vọng với các kinh nghiệm chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm ở trên sẽ giúp mẹ có được những lựa chọn chăm sóc phù hợp. Để mẹ khỏe, bé khỏe, thai kỳ an toàn, hạnh phúc.