1611 lượt xem
Rate this post

Phụ nữ khi mang thai thường gặp phải tình trạng đau chân vào cuối giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 hay đầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.

Dưới đây là tình trạng đau chân và 4 vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai:

Sưng


Sưng là một trong những hiện tượng rất bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi mẹ bầu thấy mặt, tay bị sưng, giảm thị lực hay có thể tăng tới 0,5kg/ ngày thì không được chủ quan mà cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Bởi đó là những triệu chứng thường cho thấy chị em có khả năng mắc phải chứng tiền sản giật là rất cao.

Phu Ne Khi Mang Thai

Các chất lỏng thường tập trung ở bàn chân, mắt cá chân,… do sự phát triển của tử cung gây áp lực lên các tĩnh mạch để vận chuyển máu từ phần dưới của cơ thể. Kìm hãm sự lưu thông máu và khiến cho những chất lỏng đó tích tụ ở chân mẹ bầu.

Để giảm bớt tình trạng này, các mẹ cần: cố gắng nâng cao chân, nằm nghiêng khi ngủ, bổ sung đầy đủ nước hay thực hiện một số bài tập xoay chân.

Chuột rút


Chuột rút là một trong những hiện tượng khá phổ biến mà chị em gặp phải trong suốt giai đoạn thai kỳ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là do sự thiếu hụt lượng canxi và dư thừa lượng photpho trong cơ thể. Nó thường xảy ra vào ban đêm, khoảng thời gian mà chân và bàn chân trở nên mệt mỏi.

Chuot Rut Khi Mang Thai 555x369

Để ngăn ngừa tình trạng đau chân, mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm từ sữa, để đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Bên cạnh đó, những người bị chuột rút còn do thiếu hụt lượng kali. Cho nên, mẹ bầu nên thêm vào chế độ dinh dưỡng của mình những thực phẩm có hàm lượng kali dồi dào như: chuối và mơ sấy khô,…

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể giảm thiểu chứng chuột rút bằng cách đi bộ vào mỗi buổi tối từ 15-20 phút mỗi ngày để tăng tuần hoàn máu cho cơ thể. Và không nên đứng hay ngồi ở một tư thế quá lâu nữa nhé.

Giãn tĩnh mạch


Có khoảng 20% phụ nữ khi mang thai mắc chứng giãn tĩnh mạch. Do việc sản xuất thêm máu trong hệ tuần hoàn dẫn đến sự gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch mà ra. Nhất là đối với những người tăng cân nhiều hay thường xuyên đứng quá lâu, một số khác do di truyền.

Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau chân, nặng nề, mệt mỏi khi bị giãn tĩnh mạch. Tình trạng này sẽ giảm đi và dần dần chấm dứt sau quá trình sinh nở.

Để ngăn ngừa được chứng giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả, mẹ bầu nên đi bộ mỗi ngày hay luyện tập những bài tập nhẹ nhàng như: bơi lội, đạp xe,… Hay việc vận động đôi chân, đá qua đá lại để kích thích khả năng lưu thông máu dễ dàng hơn.

Bàn chân bị phù nề


Bàn chân bị phù nề, lớn hơn khiến bạn không thể đi vừa những đôi giày trước kia của mình. Từ đó, mẹ bầu phải mua thêm cho mình những đôi dày có kích thước lớn hơn.

Phu Chan Khi Mang Thai 555x333

Hãy chọn cho mình những đôi giày bệt để có thể di chuyển dễ hơn nhất là khi cân nặng thay đổi và tránh đi giày cao gót. Chọn cho mình những đôi giày có mũi vuông hay tròn là tốt nhất.

Ngày nay, việc chăm sóc chân được các Spa rất chú trọng, đặc biệt đối với mẹ bầu. Quá trình mang thai bố có thể chăm sóc mẹ bằng cách massage chân nhẹ nhàng, ngâm chân với thảo dược, để hỗ trợ mẹ phòng tránh tình trạng đau đau nhức. Tuy nhiên, với các động tác bấm huyệt, massage chuyên biệt nên để các chuyên viên chăm sóc bầu tại các Spa bầu thực hiện, không nên tự ý thực hiện.

Mama Maia Spa – trung tâm chăm sóc và trị liệu giảm béo, massage, trẻ hóa da, chăm sóc bầu và sau sinh bằng phương pháp Nhật Bản.Vui lòng gọi đến số 0966 31 32 36 để được tư vấn miễn phí về dịch vụ. Facebook: https://www.facebook.com/mamamaiaspa/