1138 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Nếu không được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi, như sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu.

Bà bầu bị thiếu máu là gì?

Giống như người bình thường, để xác định có thiếu máu hay không, phụ nữ mang thai cần thực hiện xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Phụ nữ mang thai được chẩn đoán thiếu máu khi Hb dưới 11g/dl.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, nguyên nhân phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai là do thiếu sắt. Đây là kết quả của việc cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin, một protein quan trọng chịu trách nhiệm chính cho chức năng của hồng cầu.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vốn đã có nguy cơ thiếu máu cao, và khi mang thai, nhu cầu sắt còn tăng lên nhiều lần để cung cấp cho bào thai. Lúc này, tình trạng thiếu máu càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, những phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai, kết hợp với chế độ ăn uống nghèo nàn và không được nghỉ ngơi hợp lý, sẽ càng dễ bị thiếu máu.

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu

Bà bầu bị thiếu máu là gì?

Thiếu máu nguy hiểm như thế nào đối với thai kỳ?

Hemoglobin đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy theo dòng máu để cung cấp cho các quá trình chuyển hóa tạo năng lượng tại từng tế bào, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não và tim. Ở người bình thường, tình trạng thiếu máu sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, kém tập trung. Nếu thiếu máu kéo dài, nguy cơ suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý tim mạch và dễ nhiễm trùng tái phát sẽ tăng lên. Đặc biệt, thiếu máu ở sản phụ không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động tiêu cực đến thai nhi.

Đối với sản phụ, thiếu máu có thể dẫn đến sảy thai trong tam cá nguyệt đầu, thai lưu, vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non trong tam cá nguyệt cuối. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thiếu máu có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật – sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm. Khi chuyển dạ, họ dễ bị chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản. Sau khi sinh, bà mẹ thiếu máu có thể thiếu sữa nuôi con và dễ bị suy kiệt.

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu

Sản phụ cảm thấy mệt mỏi khi bị thiếu máu

Đối với thai nhi, tình trạng thiếu máu của mẹ thường dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai, trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, vàng da sau sinh và phải điều trị dưỡng nhi kéo dài. Trẻ của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ còn có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn so với trẻ khác. Nếu chế độ ăn uống của mẹ thiếu acid folic, thai nhi có thể bị dị tật ống thần kinh như vô sọ, cột sống chẻ đôi. Thiếu i-ốt còn làm trẻ sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần – trí tuệ.

Vì vậy, việc duy trì mức hemoglobin trong giới hạn sinh lý là rất quan trọng đối với dân số nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Đặc biệt, thai kỳ có thiếu máu do thiếu sắt sẽ được xem là một thai kỳ nguy cơ cao.

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu

Chế độ dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu, đặc biệt khi phụ nữ mang thai bị thiếu máu, cần có sự hướng dẫn cụ thể về việc chăm sóc bầu cũng như việc ăn uống.

Trước hết, thực đơn phải đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ năng lượng phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ và phải phong phú về thành phần dinh dưỡng. Đồng thời, các mẹ bầu nên tập trung vào các nguồn thực phẩm giàu chất sắt.

Chất sắt có nhiều trong các thực phẩm có màu đỏ đậm và xanh đậm như thịt đỏ (bò, heo, cừu…), cá béo, động vật thân mềm (sò, ốc, trai…), gan, lòng đỏ trứng, đậu đỗ và các loại rau xanh (cải xoong, cải xanh, mồng tơi, tần ô,…). Sắt từ thực phẩm có nguồn gốc động vật được hấp thu tốt hơn so với sắt từ thực vật. Các loại thịt, cá và trứng gia cầm là những nguồn cung cấp sắt hiệu quả, đặc biệt là trứng gà, vịt hay gia cầm nói chung.

Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào chất sắt cùng các dưỡng chất quan trọng khác như protein, canxi, photpho, khoáng chất và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Hầu hết các chất dinh dưỡng tập trung ở lòng đỏ trứng, trong khi lòng trắng chủ yếu chứa chất đạm. Do đó, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu nên ăn từ ba đến bốn quả trứng mỗi tuần để tăng cường sức khỏe cho mẹ và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu

Mẹ bầu nên bổ sung chất sắt cho cơ thể khi bị thiếu máu

Thiếu máu khi mang thai là một tình trạng phổ biến nhưng dễ dàng khắc phục. Bằng cách bổ sung sắt đều đặn và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu để có thể phòng tránh hoặc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của thiếu máu. Nhờ đó, sức khỏe của sản phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh sẽ được bảo vệ tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các biến chứng nhiễm trùng trong và sau khi sinh.

Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, các mẹ bầu cần đảm bảo cơ thể luôn được thư giãn và thoải mái trong suốt thai kỳ. Nhiều mẹ bầu lựa chọn liệu trình massage tại các spa chất lượng cao để giảm đau nhức, chăm sóc da cho bà bầu cải thiện giấc ngủ và tận hưởng những khoảng thời gian thư giãn cho bản thân. Mama Maia Spa là một trong những địa chỉ spa bầu uy tín, chuyên cung cấp các liệu trình massage dành riêng cho phụ nữ mang thai. 

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu

Mama Maia Spa chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh hàng đầu

Với các gói chăm sóc linh hoạt từ 60, 90 đến 120 phút, các mẹ sẽ được chuyên viên massage giảm đau nhức tại nhiều vùng cơ thể, kết hợp đi đá nóng và ngâm chân với thảo dược tự nhiên giúp lưu thông khí huyết, giảm sưng phù, chuột rút và nâng cao chất lượng giấc ngủ hàng đêm.