1334 lượt xem
5/5 - (10 bình chọn)

Hành động xoa bụng bầu thể hiện tình yêu thương tới bé yêu. Massage bụng bầu có tốt không, hãy đọc ngay bài viết sau để có thêm kiến thức nhé.

Massage bụng bầu có tốt không?

Massage bụng bầu có tốt không?

Massage bụng bầu đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc massage cho bà bầu đúng cách, đúng thời điểm cho phụ nữ mang thai sẽ đem lại những lợi ích sau:

  • Giúp mẹ bầu dễ sinh hơn, giảm cơn đau đẻ
  • Kích thích máu lưu thông, giảm tình trạng phù nề, làm dịu các cơn đau khi mang thai
  • Mang lại giấc ngủ ngon hơn, giúp tinh thần mẹ bầu phấn chấn, sảng khoái hơn
  • Massage bụng bầu giúp kết nối mẹ với em bé, xoa bụng là một cách giao tiếp với bé, kích thích trí não bé phát triển
  • Giúp mẹ cảm nhận được sự chuyển động của bé yêu

Như vậy, massage bụng bầu khi được thực hiện đúng cách, khoa học sẽ mang đến nhiều lợi ích cho thai kỳ. Hãy tham khảo phương pháp massage đúng cách ở phần dưới đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Hướng dẫn cách massage bụng bầu đúng cách

Thời gian massage bụng bầu an toàn

Các mẹ chỉ nên massage xoa bụng bầu tối đa trong 5 phút ở ba tháng đầu thai kỳ và 10 phút ở giai đoạn cuối thai kỳ. Mẹ nên massage nhẹ nhàng vào thời điểm cố định trong ngày để bé tập thích nghi.

Thời điểm lý tưởng là 9h tối để không ảnh hưởng đến giờ sinh hoạt của bé.

Massage bụng bầu có tốt không?

Mẹ nên xoa bụng bầu vào thời gian cố định

Nên xoa bụng theo hướng nào?

Em bé thường nằm cố định trong giai đoạn đầu thai kỳ nên mẹ dễ dàng nhận biết được vị trí đầu và chân của bé. Vì vậy, mẹ nên massage bụng theo hướng vòng tròn để tránh sự dịch chuyển của bé.

Lực massage bụng bầu

Quá trình chăm sóc bầu bằng phương pháp massage, tuyệt đối không massage mạnh tay, massage dồn dập bởi sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ hãy nhẹ nhàng massage, thủ thỉ trò chuyện cùng bé để bé cảm nhận được tình cảm của mẹ.

Tác hại của việc massage bầu sai cách

Bên cạnh những lợi ích mà việc xoa bụng bầu đúng cách mang lại cho thai kỳ thì việc mẹ nắm không vững cách thức, thời điểm sẽ dẫn đến những tác hại không mong muốn.

Ảnh hưởng tới ngôi thai

Ngôi thai có tác động quan trọng trong quá trình chuyển dạ của mẹ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có thể di chuyển thoải mái trong tử cung của mẹ do lượng nước ối còn nhiều. Nhưng sang đến tuần 32, lượng nước ối ít đi do thai nhi đã phát triển hơn, không gian tử cung của mẹ cũng hẹp đi.

Vì vậy, trong khoảng thời gian từ tuần 30 – 32, mẹ bầu không nên massage bụng bởi sẽ khiến bé đổi vị trí và khộng thể xoay lại được vị trí thuận lợi cho mẹ dễ sinh thường.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Massage bụng bầu có tốt không?

Massage bụng bầu nhiều có thể dẫn đến dây rốn quấn cổ

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ là trường hợp gặp khá nhiều khi sinh nở. Nếu dây rốn quấn cổ 1 – 2 vòng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nhưng nếu bé bị dây rốn quấn nhiều vòng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé khiến bé không đủ dinh dưỡng phát triển.

Nghiêm trọng hơn, khi dây rốn quấn cổ bé sẽ gây ra tắc nghẽn mạch máu. Việc massage bụng bầu quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm này.

Nguy cơ mẹ sinh non

Các cơn co thắt giả sẽ xuất hiện từ tuần thứ 34 thai kỳ, tử cung của mẹ cũng nhạy cảm hơn trong 3 tháng cuối. Vì thế, thói quen massage bụng bầu sẽ kích thích cơn co thắt tử cung dẫn đến đứt nhau thai, sinh non.

Để quá trình chăm sóc bầu được an toàn, mẹ bầu nên tham khảo các gói massage bầu tại các spa chăm sóc bầu uy tín. Tại Hà Nội, Mama Maia Spa là spa massage chăm sóc bầu toàn diện đã giúp MC Minh Trang, DV Hoàng Yến, MC Phương Mai và hơn 300.000 mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, không còn đau nhức, luôn rạng rỡ.

Massage bụng bầu có tốt không?

Bước ngâm chân bằng thảo dược

Massage bụng bầu có tốt không?

Bước massage cổ, vai, gáy

Massage bụng bầu có tốt không?

Bước massage đầu để giải tỏa căng thẳng cho bà bầu

Đến với spa, với gói dịch vụ massage chăm sóc bầu VIP, mẹ sẽ được chăm sóc toàn diện với 15 bước chăm sóc bầu: Ngâm chân bằng thảo dược, chăm sóc làn da, massage vùng cổ vai gáy, lưng, hông, tay, chân…bằng các động tác massage điêu luyện, chuyên nghiệp.

Nhờ vậy, mẹ sẽ được thổi bay những cơn nhức mỏi, cải thiện tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết tốt hơn. Sau khi massage, mẹ sẽ có giấc ngủ sâu hơn, không còn bị chuột rút, phù nề cơ thể.

Đến đây, các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi massage bụng bầu có tốt không? Chúc các mẹ mạnh khỏe trong suốt quá trình mang thai để em bé phát triển tốt nhất.