Trong giai đoạn mang thai, các mẹ thường gặp triệu chứng như: ốm nghén, đổ mồ hôi… đặc biệt là khó thở. Vậy mẹ bầu khó thở không ngủ được phải làm sao, hãy theo dõi bài viết sau để có thêm kiến thức chăm sóc bầu.
Nguyên nhân khiến bà bầu khó thở không ngủ được
Nguyên nhân sinh lý
Trong thời kỳ mang thai, em bé không ngừng phát triển, đồng nghĩa với việc tử cung tăng kích cỡ để có thể chứa được thai nhi. Điều này gây chèn ép lên cơ hoành – cơ quan hỗ trợ việc lưu thông dẫn khí đến phổi khiến mẹ bầu khó thở không ngủ được.
Đặc biệt, đối với những em bé vào tháng cuối đạp trong bụng mẹ thì tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bởi cơ hoành bị chèn ép. Đây là nguyên nhân khiến mẹ khó thở, thở gấp, mệt mỏi. Ngoài ra một số mẹ bầu khó thở không ngủ được tùy thuộc vào đầu của em bé nằm ở vị trí nào. Khi đầu em bé chèn vào dưới xương sườn hay ấn vào cơ hoành sẽ khiến mẹ khó thở.
Nguyên nhân bệnh lý
Nếu mẹ bị bệnh hen suyễn sẽ xảy ra những cơn đau thắt vùng ngực, làm triệu chứng khó thở xuất hiện thường xuyên và trầm trọng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, mẹ cần tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Một nguyên nhân khác khiến mẹ bầu khó thở không ngủ được là bệnh cơ tim. Đây là loại bệnh thường xảy ra trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh, là một biến chứng khác của suy tim. Nếu mẹ xuất hiện những triệu chứng như: suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mắt cá chân sưng thì có thể đang bị suy tim. Mẹ không được chủ quan trong quá trình chăm sóc bầu, hãy tới cơ sở y tế để được theo dõi sức khỏe.
Nếu mẹ bầu bị thiếu máu cũng sẽ khiến tình trạng khó thở diễn ra trầm trọng hơn. Nguyên nhân của thiếu máu là do thiếu sắt. Mẹ cần bổ sung hàm lượng sắt nhiều hơn để sản sinh ra hồng cầu, giúp nuôi dưỡng tế bào cơ thể. Việc thiếu máu khiến mẹ trở lên mệt mỏi, khó thở do các cơ quan phải làm việc nhiều để bù đắp được năng lượng đã hao hụt.
Mẹ bầu khó thở không ngủ được phải làm sao?
Thay đổi tư thế nằm
Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển tối đa khiến bụng mẹ trở lên to. Vì vậy, khiến mẹ bầu khó thở không ngủ được. Mẹ cần lựa chọn tư thế nằm hợp lý để giảm bớt tình trạng này. Tư thế nằm giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu khó thở không ngủ được là nằm nghiêng về phía bên trái. Đây là tư thế giúp tử cung tránh đè lên động mạch và làm giảm những cơn tức ngực.
Đặc biệt mẹ nên có một chiếc gối chèn vào sau lưng giảm áp lực tử cung lên cơ hoành hay lên phổi. Các mẹ cũng có thể kê cao gối và chân giúp máu lưu thông tốt hơn hơn. Khi thấy cơ thể khó thở, hãy thay đổi các tư thế đến khi cảm thấy dễ chịu nhất.
Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giữ gìn vóc dáng cân đối thon gọn mà còn giúp cải thiện hô hấp, điều hòa nhịp thở, giúp vận chuyển oxy đến khắp cơ thể. Từ đó, cải thiện tình trạng khó thở ở bà bầu.
Các mẹ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu như: Yoga, ngồi thiền, đi bộ,… để điều hòa nhịp thở, nhịp tim. Tuy nhiên, trước khi tập luyện nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe tại nhà, các mẹ có thể lựa chọn spa chăm sóc bầu để có những phút giây thư giãn. Mama Maia Spa có thế mạnh chăm sóc bầu, được hơn 300.000 mẹ bầu tại Hà Nội tin tưởng lựa chọn. Đây là spa uy tín được các chuyên gia đầu ngành chọn lựa, giúp mẹ bầu thổi bay mọi đau nhức, giải tỏa stress.
Một số bước chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa
Khác biệt lớn nhất của kỹ thuật massage bầu tại Mama Maia Spa là đánh trúng tận gốc phần đau nhức. Đây không phải là động tác hời hợt, thiếu lực mà đủ lực mạnh, giúp giải phóng phần cơ bị bó căng căng một cách triệt để giúp mẹ bầu nhanh chóng hết đau mỏi.
Ngoài ra, các mẹ còn được đi đá nóng, nằm muối thảo dược giúp đào thải độc tố, tăng cường sức khỏe. Ngay sau buổi trị liệu đầu, mẹ sẽ có những giấc ngủ ngon và sâu hơn bởi lưu thông khí huyết, cơ thể trở nên mạnh khỏe, sảng khoái, tràn đầy năng lượng.
Trên đây là các phương pháp giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu khó thở không ngủ được. Chúc các mẹ mạnh khỏe, thai kỳ trọn vẹn, em bé phát triển toàn diện.