Sau khi sinh, nhiều bà mẹ thường cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, stress sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người mẹ mà còn có thể tác động xấu đến em bé do không được chăm sóc tốt nhất. Cần giải quyết sớm tình trạng này để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con.
Stress sau sinh – vấn đề chung của nhiều sản phụ
Stress sau sinh, hay trầm cảm sau sinh (PPD) là tình trạng rối loạn cảm xúc, thay đổi về thể chất và tâm lý, cũng như hành vi của phụ nữ sau khi sinh con. Họ thường có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, cáu gắt, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Rối loạn này có thể gặp ở bất kỳ người mẹ nào, nhưng phổ biến nhất là ở những phụ nữ lần đầu sinh con và thường phát triển trong vòng một năm sau sinh. Theo thống kê, khoảng 10-20% phụ nữ sau khi sinh rơi vào rối loạn tâm lý, trầm cảm. Trong đó, 15% trường hợp xuất hiện trầm cảm trong ba tháng đầu sau sinh, và 15-25% xảy ra trong năm đầu sau sinh.
Trầm cảm có thể ở mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng. Trong nhiều trường hợp, trầm cảm có thể tự khỏi, nhưng nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, những trường hợp nặng có thể dẫn đến mất tự chủ, tự hủy hoại bản thân, hoặc thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.
Nhiều sản phụ bị stress sau sinh
Dấu hiệu stress sau sinh
Phụ nữ có các biểu hiện sau cần nghĩ ngay đến trầm cảm sau sinh:
- Cảm thấy buồn bã, vô vọng, trống rỗng mà không rõ lý do, hoặc cảm thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
- Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường mà không biết lý do.
- Luôn cảm thấy lo sợ và sợ hãi.
- Buồn phiền, cáu kỉnh, và bồn chồn.
- Mất ngủ, không thể ngủ yên, hoặc ngủ quá nhiều.
- Khó tập trung, mất tập trung, và khó đưa ra quyết định.
- Giận dữ và mất kiểm soát.
- Không quan tâm đến bản thân, mất hứng thú với các sở thích trước đây.
- Đau đớn cả về thể chất lẫn tinh thần, như nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ và mệt mỏi.
- Ăn quá ít, không muốn ăn, hoặc ăn quá nhiều.
- Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân và bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.
- Mất niềm tin vào khả năng chăm sóc và bảo vệ con.
- Xuất hiện ý nghĩ làm hại bản thân và con.
Phụ nữ sau sinh thường buồn phiền và vô cùng mệt mỏi
Nguyên nhân dẫn tới stress sau sinh
Hiện nay vẫn chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Đây là một tình trạng tâm lý, và ở mỗi người, nguyên nhân có thể khác nhau, có người mắc phải, có người không. Triệu chứng này là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm tinh thần, thể chất và tâm lý. Dưới đây là năm nguyên nhân có thể góp phần gây ra trầm cảm sau sinh:
- Thay đổi nội tiết tố
Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm đột ngột, có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm. Tình trạng này tương tự như sự căng thẳng và thay đổi tâm trạng do biến đổi hormone trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
- Tiền sử rối loạn tâm lý
Phụ nữ từng mắc chứng trầm cảm trước, trong, hoặc sau khi mang thai, cũng như những người đang điều trị trầm cảm, có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.
- Yếu tố cảm xúc
Mang thai không theo kế hoạch hoặc ngoài ý muốn có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai theo kế hoạch, một số bà mẹ vẫn cần thời gian dài để thích nghi với việc sắp có em bé. Ngoài ra, khi em bé gặp vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc buồn bã, giận dữ, và cảm giác có lỗi. Những cảm xúc này làm giảm tự tin và tạo áp lực lớn lên người mẹ.
- Sức khoẻ giảm sút
Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh và phải mất hàng tuần để sức khỏe và năng lượng hồi phục. Đối với những sản phụ sinh mổ, thời gian hồi phục có thể còn kéo dài hơn.
Sau sinh người mẹ thường rất mệt mỏi
- Yếu tố đời sống
Thiếu sự hỗ trợ từ người thân, cùng với việc trải qua các sự kiện căng thẳng như mất người thân, thành viên gia đình mắc bệnh, hoặc thay đổi nơi ở, đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Cách vượt qua stress sau sinh
Việc điều trị trầm cảm sau sinh có thể mang lại kết quả tích cực nếu bắt đầu điều trị kịp thời. Chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể hỗ trợ người mẹ trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp nhất để giảm nhẹ triệu chứng. Các phương pháp này có thể bao gồm:
- Tham vấn tâm lý
Người mẹ sau sinh gặp trầm cảm thường được tư vấn cá nhân với chuyên gia sức khỏe tâm lý hoặc nhà tâm lý học. Bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức, giúp bệnh nhân nhận biết và thay đổi từng bước những suy nghĩ tiêu cực và hành vi không có lợi cho mình; hoặc sử dụng liệu pháp tương tác, giúp mọi người xung quanh hiểu và hỗ trợ việc điều trị hiệu quả.
Phụ nữ gặp trầm cảm nhẹ thường được tư vấn điều trị. Đối với những trường hợp nặng hơn, thường yêu cầu kế hoạch điều trị kết hợp cả tư vấn và sử dụng thuốc.
- Điều trị bằng thuốc
Khi người mẹ cảm thấy có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, nên tìm kiếm tư vấn từ bác sĩ ngay lập tức.
Thông báo chi tiết với bác sĩ về mọi triệu chứng khó chịu để giúp cho việc chẩn đoán được chuẩn xác hơn. Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm thường có tác dụng điều chỉnh tâm trạng bằng cách ức chế hoạt động của não.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cần được thực hiện dưới sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ. Nếu thuốc không hiệu quả hoặc gây khó chịu, nên tham khảo bác sĩ để điều chỉnh loại thuốc hoặc liều lượng. Trong quá trình điều trị, không nên cắt giảm thời gian sử dụng thuốc quá sớm vì điều trầm cảm cần thời gian để khôi phục hoàn toàn. Nếu sau khi ngừng thuốc, các triệu chứng tái phát, không nên nản lòng mà cần tìm lại tư vấn từ bác sĩ để có giải pháp phù hợp.
Điều trị bằng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Giúp đỡ từ người thân
Gia đình và bạn bè cần động viên và hỗ trợ người mẹ đang trong quá trình điều trị trầm cảm. Đây là thời gian tạm thời và quan trọng là hiểu và chia sẻ cảm xúc và sở thích của họ. Sự hỗ trợ từ gia đình đóng vai trò quan trọng, giúp người mẹ phục hồi nhanh chóng.
Gia đình, bạn bè cần hỗ trợ người mẹ trong quá trình điều trị stress sau sinh
- Vai trò của bản thân
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị và chia sẻ cùng người thân, vai trò của người mẹ trong quá trình phục hồi là vô cùng quan trọng. Người mẹ đang trải qua trầm cảm cần tin tưởng và kiên nhẫn vào khả năng cải thiện tình trạng của mình.
Hãy lắng nghe cơ thể và không quá lo lắng khi cảm thấy đau đớn hay mệt mỏi, vì đây là những điều mà các bà mẹ sau sinh thường gặp phải và có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Cùng lúc đó, hãy chăm sóc cảm xúc của mình, thư giãn và thực hiện những hoạt động yêu thích.
Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng thực đơn healthy, bổ sung trái cây và rau xanh vào khẩu phần hàng ngày. Có thể nói rằng việc chữa trầm cảm sau sinh có thể thành công phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Vì vậy, hãy đặc biệt quan tâm và chăm sóc cho phụ nữ sau sinh để giảm thiểu nguy cơ trầm cảm và những hậu quả tiềm ẩn.
Massage thư giãn cũng là một trong những phương thức thư giãn, khắc phục trầm cảm sau sinh cực kỳ hữu hiệu. Nó hỗ trợ quá trình nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, áp lực và tăng cường hoặt động của hormone oxytocin giúp tinh thần sảng khoái trị trầm cảm sau sinh an toàn, hiệu quả nhanh chóng.
Mama Maia Spa là cơ sở chuyên cung cấp dịch vụ massage sau sinh thư giãn loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm cực kỳ hiệu quả. Tại đây, chị em có thể trải nghiệm các kỹ thuật massage, bấm huyệt độc quyền chuẩn Nhật với 3 gói chính là Thư Giãn – Rạng Rỡ – VIP. Tất cả đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm cùng các thiết bị công nghệ hiện đại đảm bảo thấy rõ được kết quả chỉ sau vài liệu trình.
Một số bước massage thư giãn sau sinh tại Mama Maia Spa
Không chỉ vậy, Mama Maia Spa còn đáp ứng các dịch vụ này ngay tại nhà phù hợp với các mẹ bỉm bận rộn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi khách hàng. Nơi đây chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp các mẹ sau sinh khắc phục tình trạng trầm cảm không mong muốn. Ngoài ra, đến đây chị em cũng có thể được tư vẫn, hỗ trợ bởi đổi ngũ chuyên gia hoàn toàn miễn phí cùng những ưu đãi mỗi kỳ mà không phải spa nào cũng có.