1625 lượt xem
Rate this post

Cùng với những thay đổi về cảm xúc, bạn sẽ phải trải qua những thay đổi cơ thể sau khi sinh, chẳng hạn như tăng cân, táo bón, đau tử cung… Những thay đổi này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó khăn hoặc đôi khi chán nản, tuy nhiên chúng sẽ nhanh chóng biến mất khi cơ thể bạn dần đi vào quỹ đạo.

Noi Khong Voi Bung To 555x305

Dưới đây là những thay đổi cơ thể mẹ sau sinh bao gồm:

1.Tăng cân sau sinh

Tăng cân sau sinh là sự thay đổi thể chất ở tất cả các bà mẹ sau sinh, việc giảm cân sau sinh đòi hỏi phải kiên nhẫn,  khi cơ thể được phục hồi (ít nhất 3 tháng sau sinh), bạn hãy bắt đầu với những hoạt động vừa phải vài phút mỗi ngày và tăng dần thời lượng và cường độ tập luyện của bạn. Đi dạo, bơi hoặc tham gia lớp thể dục nhịp điệu.

Giảm cân cũng liên quan đến việc ăn các bữa ăn cân bằng, lành mạnh bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc. Mỗi bà mẹ mới sinh sẽ giảm cân ở một tốc độ khác nhau, vì vậy đừng so sánh nỗ lực giảm cân của bạn với người khác. Cho con bú có thể giúp bạn lấy lại vóc dáng nhanh hơn vì nó làm tăng lượng calo đốt cháy lượng mỡ thừa nhanh chóng.

2. Ngực phát triển hơn

Ngực của bạn sẽ to hơn sau khi sinh. Đây là một quá trình bình thường, nhưng hiện tượng ngực bị căng cứng do tắc sữa có thể khiến bạn không thoải mái. Để giảm bớt sự khó chịu, sử dụng nước ấm hoặc lạnh áp vào ngực có thể làm giảm ngực căng cứng khó chịu. Núm vú bị đau khi cho con bú thường biến mất khi cơ thể bạn tự điều chỉnh. Có thể sử dụng các loại kem núm vú để làm dịu vết nứt và đau.

Cho Be Bu Sua Sinh
Ngực phát triển lớn hơn sau sinh

3. Táo bón sau sinh

Ăn thực phẩm giàu chất xơ để kích thích hoạt động của ruột và uống nhiều nước. Chất xơ cũng có thể làm giảm bệnh trĩ, uống nước giúp giảm bớt các vấn đề về táo bón sau khi sinh. Nếu bạn gặp phải tình trạng không tự chủ, các bài tập Kegel có thể củng cố cơ xương chậu của bạn.

4. Thay đổi vùng đáy chậu sau sinh

Khu vực giữa trực tràng và âm đạo của bạn được gọi là đáy chậu. âm đạo phải giãn nở rất nhiều, thông thường để hỗ trợ các mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn, các bác sĩ thường rạch thêm ra ở khu vực giữa âm đạo và hậu môn (gọi là đáy chậu) khiến cho vùng đáy chậu sau sinh bị tổn thương và rất dễ viêm nhiễm bộ phân sinh dục.

Bạn có thể giúp khu vực này phục hồi sau khi sinh bằng cách thực hiện các bài tập Kegel hay các biện pháp xông hơi vùng kín

5. Đổ mồ hôi

Thay đổi nội tiết tố có thể gây ra mồ hôi vào ban đêm sau khi sinh con.

Giam Beo Bung

6. Đau tử cung

Tử cung co lại sau khi sinh có thể gây ra chuột rút. Cơn đau sẽ dịu dần theo thời gian. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc giảm đau an toàn

7. Dịch âm đạo

Dịch tiết âm đạo sau sinh thường xảy ra từ hai đến bốn tuần sau khi sinh. Đây là cách cơ thể loại bỏ máu và mô từ tử cung sai khi sinh. Sử dụng băng vệ sinh cho đến khi hết sản dịch.

Không sử dụng tampon hoặc thụt rửa cho đến khi hết sản dịch, hoặc cho đến khi bác sĩ của bạn chấp thuận. Sử dụng các sản phẩm này trong thời kỳ hậu sản ngay lập tức có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung. Nếu dịch tiết âm đạo của bạn có mùi hôi, bạn cần đến bác sĩ thăm khám. Thông thường sản dịch sẽ kéo dài khoảng 4 tuần, nếu lượng sản dịch kéo dài hoặc lượng sản dịch ra liên tục quá 2 giờ, bạn cũng cần thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ

Sinh con có thể mang đến những thay đổi về thể chất và thói quen của bạn, nhưng bất kỳ thay đổi cảm xúc và thể chất bạn trải qua sau khi sinh sẽ dần dần được cải thiện nếu bạn luôn có một lối sống lành mạnh và suy nghĩ tích cực