1695 lượt xem
Rate this post

Phụ nữ có bầu khó thở buồn nôn có đáng lo? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ sinh con đầu lòng. Bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu về những thay đổi của cơ thể và biện pháp khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra tình trạng có bầu khó thở buồn nôn

có bầu khó thở buồn nôn

Tình trạng có bầu khó thở buồn nôn khá phổ biến ở phụ nữ mang thai

Có bầu khó thở buồn nôn là hiện tượng mẹ bầu có thể gặp tại bất cứ thời điểm mang thai nào, càng đến những tháng cuối thì biểu hiện này càng gia tăng. Nguyên nhân mẹ bị khó thở buồn nôn có thể kể đến như sau:

  • Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai: Sự gia tăng nồng độ progesterone là nguyên nhân chính của tình trạng khó thở ở mẹ bầu. Bởi đây là chất kích thích hô hấp khiến mẹ thở nhanh nhằm lấy thêm dưỡng khí cung cấp cho thai nhi. Bên cạnh đó, thời điểm đầu mang thai cũng là lúc mẹ ốm nghén do cơ thể chưa quen với việc có thêm em bé trong bụng. Vì vậy, mẹ có bầu khó thở buồn nôn là hiện tượng sinh lý bình thường.
  • Giai đoạn 3 tháng giữa mang thai: Khoảng thời gian này tử cung phát triển nhanh hơn để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, tử cung sẽ chèn ép và khiến cơ hoành hoạt động hạn chế, đồng thời tim cần hoạt động nhiều hơn để bơm thêm máu khiến mẹ dễ gặp tình trạng khó thở. Thông thường lúc này, mẹ sẽ đỡ triệu chứng ốm nghén và buồn nôn, nhưng một số mẹ vẫn có thể bị kéo dài suốt thai kỳ.
  • Giai đoạn 3 tháng cuối mang thai: Thai nhi đã đạt đến trạng thái hoàn thiện các bộ phận trong cơ thể với trọng lượng lớn hơn, cơ thể mẹ sẽ nặng nề hơn và tình trạng khó thở cũng nhiều hơn. Mẹ cũng có thể bị chóng mặt buồn nôn do thiếu máu, tụt huyết áp. Lúc này nếu không điều chỉnh tư thế nằm, ngồi đúng cũng sẽ khiến máu không được lưu thông, dẫn tới việc hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Phụ nữ có bầu khó thở buồn nôn có đáng lo?

có bầu khó thở buồn nôn

Tình trạng khó thở buồn nôn bất thường mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn

Tình trạng khó thở, buồn nôn, choáng váng khi mang thai là biểu hiện tự nhiên và thường không gây hại cho mẹ và bé. Nhiều mẹ bầu cũng lựa chọn những liệu trình chăm sóc bầu tại spa để cơ thể được thoải mái và thư giãn hơn, giảm căng thẳng, stress để giảm bớt tình trạng đang gặp phải.

Tuy nhiên, khi mẹ thấy hiện tượng khó thở buồn nôn kèm các triệu chứng sau thì cần đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời:

  • Mẹ bị hen suyễn trầm trọng
  • Nhịp tim tăng nhanh và kéo dài, tăng đột ngột, thở gấp
  • Cảm giác đau tức ngực khi hít vào thở ra
  • Ho liên tục, kèm theo các cơn sốt, thở khò khè
  • Nôn ói ngay sau khi ăn và không có dấu hiệu đỡ khi mang thai tháng sau
  • Ngón tay, chân, môi chuyển màu tím, xanh

Một số biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng khó thở buồn nôn trong thai kỳ

có bầu khó thở buồn nôn

Yoga là bộ môn giúp mẹ điều hòa và kiểm soát nhịp thở tốt hơn

Có bầu khó thở buồn nôn không phải là vấn đề đáng lo, hầu hết mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua thời kỳ bầu bí mệt mỏi này. Nếu mẹ cảm thấy khó chịu thì có thể thực hiện những biện pháp sau đây để thoải mái hơn:

  • Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi: Nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh thì cần dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động thể chất mạnh và không mang vác vật nặng hay leo cầu tháng nhiều. Mẹ hãy xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng này.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên: Mẹ bầu khó thở có thể điều chỉnh tư thế nằm hoặc ngồi thẳng lưng để phổi có nhiều khoảng không giúp tiếp nhận oxy tốt hơn. Tư thế nằm tốt nhất dành cho mẹ bầu là nghiêng trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi đêm
  • Vận động thường xuyên nhẹ nhàng: Việc tập thể dục cũng là cách giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giúp mẹ kiểm soát hơi thở cũng như giảm cảm giác khó chịu, nôn nao thường gặp. Trong đó, yoga, bơi lội và đi bộ là bài tập giúp mẹ cung cấp thêm nhiều oxy cho phổi và giúp cơ thể dẻo dai hơn
  • Ăn uống đủ chất, chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Ăn đủ các nhóm chất cần thiết sẽ giúp mẹ bổ sung đủ dinh dưỡng cho thai nhi, cũng như đề phòng mẹ bị thiếu máu thiếu sắt gây chóng mặt, buồn nôn. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để cơ thể nạp thêm nhiều dinh dưỡng mà không bị nôn ói do nghén
  • Tăng cường sức khỏe với liệu trình massage bầu: Chăm sóc bầu với liệu trình massage bầu được nhiều mẹ lựa chọn, giúp cơ thể thoải mái hơn, đánh bay các cơn đau nhức và tăng cường sức khỏe cho mẹ suốt quá trình bầu bí

có bầu khó thở buồn nôn

Massage bầu giúp mẹ thư giãn và khỏe mạnh hơn trong thai kỳ

Tại nhiều spa chất lượng cao như Mama Maia Spa, mẹ sẽ được các chuyên viên chăm sóc kỹ lưỡng với các bước massage bấm huyệt giảm đau nhức ở nhiều vùng cơ thể như đầu cổ, vai gáy, giảm sưng phù tay chân, chuột rút… Với việc ngâm chân bằng thảo dược tự nhiên, đi đá nóng giúp đả thông kinh lạc, sau liệu trình mẹ sẽ thấy thoải mái hơn, ngủ ngon hơn và ngủ sâu hơn.

Tại Mama Maia Spa, mẹ bầu có thể lựa chọn 3 gói dịch vụ:

  • Gói chăm sóc bầu Thư giãn (60 phút): Massage chuyên sâu body
  • Gói Chăm sóc bầu Rạng rỡ (90 phút): Massage chuyên sâu body + Chăm sóc da mặt
  • Gói Chăm sóc bầu VIP (120 phút): Massage body cao cấp + Chăm sóc da mặt

Ngoài ra, spa có hình thức chăm sóc bầu tại nhà, áp dụng với gói chăm sóc bầu Rạng rỡ và VIP.

có bầu khó thở buồn nôn

Đi đá nóng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và đả thông kinh lạc

Nhiều MC, diễn viên nổi tiếng như MC Minh Trang, diễn viên Hoàng Yến, siêu mẫu Phương Mai.. đều lựa chọn Mama Maia Spa cho hành trình bầu bí và sau sinh của mình, giống như hơn 300.000 mẹ bầu khác tin chọn spa là nơi chăm sóc sức khỏe mang thai.

có bầu khó thở buồn nôn

MC Minh Trang tin tưởng chọn lựa Mama Maia Spa cho liệu trình chăm sóc bầu

Nhiều mẹ bầu hoàn toàn hài lòng với dịch vụ chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa