2160 lượt xem
5/5 - (15 bình chọn)

Nhiều mẹ thường thắc mắc không biết “Tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai phải làm gì?” Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý khi trẻ bị nước vào tai.

Tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai có sao không?

Không giống như người lớn, khi tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai, bé không thể kêu cứu được. Điều này dẫn đến nguy cơ bé bị viêm tai, sốt cao, quấy khóc. Viêm tai là tình trạng viêm nhiễm được gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus qua ống vòi nhĩ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có việc tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai.

Tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai phải làm gì

Khi nước chảy vào tai bé, ráy tai sẽ mềm và phình to dẫn đến làm tắc ống tai gây bệnh viêm tai ngoài. Nếu nước bẩn đi sâu vào bên trong tai, nước vào tai giữa sẽ làm tỉ lệ viêm nhiễm tai trong tăng cao. Ngoài ra, một số bé bị sặc sữa khi bú với tư thế không đúng cũng khiến trẻ bị nước vào tai.

Lưu ý, khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ bởi rất có thể trẻ đã bị viêm tai giữa:

  • Trẻ quấy khó nhiều, trẻ kéo mạnh tai của mình
  • Trẻ bú sữa ít đi, khó ngủ do tai bị đau
  • Không có phản ứng với các âm thanh như bình thường.

Tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai phải làm gì?

Tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai phải làm gì

Trẻ sơ sinh bị nước vào tai trong khi tắm là điều rất dễ xảy ra. Vì vậy, mẹ cần trang bị cho bản thân các cách xử lý khi làm rơi nước vào trong tai trẻ sơ sinh. Dưới đây là cách xử lý mà mẹ cần tham khảo:

  • Bước 1: Khi tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai, mẹ hãy nhanh chóng nghiêng đầu bé sang bên có nước để dòng nước chảy ra ngoài
  • Bước 2: Sử dụng ngay bông tăm để ngoáy tai thấm nước cho trẻ. Mẹ lưu ý không để bông ngoáy tai thấm nước vào sâu bên trong để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc tai bé. Phần nước còn sót lại sẽ được tổ chức dưới da của ống tai ngoài hấp thụ.

Các mẹ lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh cần dùng bàn tay đỡ phần đầu của bé. Hãy lấy ngón cái và ngón áp út đẩy vành tai ra phía trước che tai lại, để đầu hơi ngửa. Khi gội đầu, hãy đổ nước từ từ để tránh nước vào ống tai. Sau khi tắm xong, mẹ lấy tăm bông lau khô tai ngoài nhưng không đẩy bông vào sâu tai bé.

Đến đây, các mẹ đã có biện pháp giải quyết trước vấn đề tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai. Hy vọng qua bài viết, các mẹ sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc bé.

Tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai rất nguy hiểm, khiến bé có nguy cơ bị viêm nhiễm tai. Vì vậy, các mẹ nên tìm chuyên viên tắm bé để được hỗ trợ. Mama Maia Spa tại Hà Nội cung các dịch vụ chăm sóc sau sinh, trong đó có gói tắm bé riêng biệt tại nhà được các mẹ tin tưởng lựa chọn.

100% chuyên viên của spa đều là điều dưỡng, y tá chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai phải làm gì

Quy trình tắm bé – Massage bé tại Mama Maia Spa

  • Massage bé trước tắm

Chuyên viên tiến hành massage mặt, tay, chân và bụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, kích thích não bộ, giảm táo bón và hoàn thiện hệ miễn dịch cho bé.

  • Vệ sinh mắt, mũi, miệng, rốn

Chuyên viên tắm bé thực hiện lau mắt, rơ lưỡi, lau tai để làm sạch những cặn bẩn trên cơ thể bé. Giúp bé không mắc các bệnh về đường hô hấp, mắt, tránh bị viêm nhiễm, mang đến cho bé cảm giác sạch sẽ, khoan khoái.

  • Tắm bé

Bé sẽ được tắm gội bằng sữa tắm dịu nhẹ và tráng lại bằng nước sạch. Chuyên viên sẽ gội đầu thật cẩn thận để bé không còn những bã mồ hôi khiến bé ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài ra, chuyên viên còn tư vấn cho mẹ cách massage cho bé, hỗ trợ và tư vấn mẹ cách chăm sóc bé tốt nhất, tránh các bệnh theo mùa mà bé mắc phải. Chuyên viên còn tiến hành chăm sóc vết mổ, vết khâu cho mẹ sau sinh.

Các mẹ đã nắm được phương pháp tắm cho trẻ sơ sinh bị nước vào tai. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích để mẹ có thêm kiến thức chăm sóc bé.