3196 lượt xem
5/5 - (51 bình chọn)

Bước sang tuần thứ 7 thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được một số thay đổi trong cơ thể và cả dấu hiệu xuất hiện của thai nhi. Mẹ băn khoăn thai 7 tuần kích thước bao nhiêu? Những yếu tố nào tác động đến chiều dài và cân nặng của thai nhi? 

Những sự thay đổi của thai nhi 7 tuần tuổi

Thai nhi sẽ thay đổi từng ngày và mẹ cũng sẽ cảm nhận sự lớn lên của bé ở bên trong bụng. Kích thước và cân nặng của thai 7 tuần như sau:

Kích thước, chiều dài phôi thai 7 tuần

Từ tuần thai thứ 7, bé đã có nhiều sự thay đổi rõ hơn về cân nặng, kích thước cũng như hình thành và phát triển các bộ phận quan trọng của cơ thể.

Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu? Mẹ có thể ước lượng chiều dài và cân nặng của thai nhi 7 tuần tương đương một trái mâm xôi nhỏ, với kích thước từ 0.9cm đến 1.3cm, nặng chừng vài gram. So với thời điểm thụ thai ban đầu, kích thước của con đã lớn hơn gấp 10.000 lần.

Thai nhi 7 tuần tuổi sẽ có nhiều sự phát triển tập trung lớn ở phần đầu, với việc hình thành hệ thần kinh sơ khai, mỗi phút sẽ có khoảng 100 tế bào mới được sinh ra và thiết lập kết nối với nhau. Cơ thể mẹ cũng sẽ dần thay đổi rõ hơn khi bé dần lớn hơn trong bụng mẹ.

Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu

Kích thước của thai nhi tăng dần theo từng tuần tuổi, phát triển từng ngày

Sự thay đổi lớn của các bộ phận trên cơ thể

Bên cạnh thắc mắc thai 7 tuần kích thước bao nhiêu, mẹ có thể sẽ tò mò về sự phát triển của bé trong giai đoạn này như thế nào. Một số bộ phận sẽ hình thành và phát triển nhanh thần tốc trong giai đoạn này:

  • Xương: Xương đuôi của thai nhi sẽ co dần lại và biến mất, xuất hiện hai cánh tay bé xinh, bàn tay, bàn chân và xương vai dần hình thành, tuy nhiên, bàn tay và bàn chân của bé vẫn sẽ có một lớp màng bao phủ. Phần răng và vòm miệng, lỗ tai cũng hiện ra.
  • Nội tạng: Cùng thời điểm này, nội tạng bên trong cơ thể cũng sẽ hình thành và phát triển rất nhanh. Tế bào hồng cầu được sản xuất bởi gan cho tới khi tủy xương có mặt. Hệ tiêu hóa xuất hiện, cùng với thận, bắt đầu quá trình bài tiết nước tiểu đầu tiên vào trong túi ối của mẹ. Thêm vào đó, mí mắt, ống thở kéo từ cổ họng tới nhánh phổi đã hiện ra và hoàn thiện dần.
  • Hệ thần kinh: Các tế bào thần kinh phân nhánh và tạo nên hệ thần kinh bước đầu tiên, bé có thể cảm nhận được nhiệt độ và mùi vị, cũng như cử động
  • Bộ phận sinh dục: Thai nhi đã có cơ quan sinh dục nhưng các tế bào chưa phát triển hoàn thiện nên bố mẹ chưa thể xác định giới tính của con qua siêu âm

Những bộ phận quan trọng của bé đã dần thành hình và phân hóa phức tạp hơn, cũng chứng tỏ con đang khỏe mạnh phát triển trong bụng mẹ. Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu? Bé yêu đang tăng dần về trọng lượng và kích thước, phát triển từng ngày.

Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu

Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như một trái mâm xôi nhỏ trong bụng mẹ

Yếu tố tác động tới kích thước và cân nặng của thai nhi

Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu chắc hẳn mẹ đã rõ, vậy những yếu tố tác động tới kích thước của trẻ và cân nặng thì sao? Thời gian chăm sóc bầu mẹ cần chú ý đến những điều sau để tối ưu cho con, giúp bé có cân nặng tốt, đạt chuẩn chiều cao khi ra đời.

  • Thiếu máu: Nhiều mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ dẫn tới lượng hồng cầu thấp, con sinh ra sẽ nhẹ cân hơn tiêu chuẩn. Vì vậy, trong thai kỳ cần đặc biệt bổ sung đủ sắt để thai nhi được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy nuôi cơ thể
  • Yếu tố di truyền: Chiều cao và cân nặng của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến con khi sinh ra. Mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau cũng có yếu tố di truyền khác nhau, bé cũng có chỉ số chiều cao và cân nặng khác nhau
  • Tuổi của bố mẹ: Qua độ tuổi sinh sản tốt nhất, những mẹ bầu từ 35 tuổi trở lên sinh con dễ bị nhẹ cân thiếu tháng, có chiều cao và cân nặng trung bình kém hơn những đứa trẻ khác
  • Sinh đôi: Mẹ bầu sinh đôi, sinh ba hay nhiều con hơn cùng lúc sẽ khiến bé sinh ra bị ảnh hưởng chiều cao và cân nặng do các bé nằm chung trong tử cung
  • Dinh dưỡng khi mang thai: Dinh dưỡng từ mẹ sẽ truyền qua nhau thai đi nuôi thai nhi. Nếu mẹ không đủ dinh dưỡng thì con cũng sẽ nhẹ cân hơn. Đó là lí do vì sao mẹ bầu cần bổ sung thêm các vi chất trong thai kỳ qua dạng viên uống. Axit folic, canxi và sắt là những vi chất cần có khi thai nhi ngày càng phát triển hơn, nhu cầu cao hơn
  • Mẹ bầu mắc một số bệnh lý: Cùng với những yếu tố trên, khi mẹ mắc một số bệnh trong thai kỳ cũng khiến con bị nhẹ cân và thấp còi hơn bình thường, ví dụ như huyết áp cao, bệnh tim, hen suyễn, thận… Lúc này, bà bầu cần được tư vấn kịp thời từ bác sĩ để đảm bảo con được phát triển tốt nhất

Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu

Thiếu máu thiếu sắt khiến thai nhi không phát triển đạt chuẩn chiều cao và cân nặng

Qua bài viết trên, hy vọng mẹ đã hiểu rõ hơn thai 7 tuần kích thước bao nhiêu, quá trình phát triển của thai nhi như thế nào cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé để cải thiện tốt hơn.

Ở những tuần thai sau, mẹ sẽ ngày càng mệt mỏi và nặng nề hơn, vì vậy, chú ý giữ gìn sức khỏe, chăm sóc bầu, bổ sung dinh dưỡng theo chế độ ăn uống khoa học là điều mẹ nên làm.