Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Nếu không được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời, mẹ bầu và thai nhi có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Vậy nên ăn gì để bổ sung sắt cho bà bầu và đảm bảo sức khỏe cùng sự phát triển của thai nhi? Mama Maia Spa gợi ý Top 10 thực phẩm cho bà bầu bị thiếu máu không thể bỏ qua trong bài viết dưới đây.
1. Vấn đề thiếu máu trong giai đoạn mang thai là gì?
Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là tình trạng khá phổ biến và để xác định có thiếu máu hay không, cần dựa vào xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Phụ nữ mang thai được chẩn đoán thiếu máu khi Hb dưới 11g/dl.
Nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do thiếu sắt. Khi cơ thể không được cung cấp đủ sắt cần thiết để tạo hemoglobin – một protein quan trọng trong hồng cầu, tình trạng thiếu máu sẽ xảy ra. Phụ nữ khi mang thai, nhu cầu sắt tăng lên nhiều lần để cung cấp cho bào thai. Điều này làm cho tình trạng thiếu máu trở nên thường gặp hơn.
Đặc biệt, phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai hoặc có chế độ dinh dưỡng kém và không được nghỉ ngơi hợp lý sẽ dễ bị thiếu máu nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, việc chú trọng bổ sung sắt và dinh dưỡng đầy đủ cho phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng.
Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là tình trạng khá phổ biến
2. Vai trò của sắt đối phụ nữ mang thai:
Vai trò của hemoglobin là vận chuyển oxy theo dòng máu để cung cấp cho các quá trình chuyển hóa tạo năng lượng tại từng tế bào, đặc biệt là ở các cơ quan quan trọng như não và tim. Vì vậy, ở người bình thường, thiếu máu sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức và kém tập trung. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài, nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh lý tim mạch và nhiễm trùng tái phát sẽ tăng cao.
Tuy nhiên, thiếu máu ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động tiêu cực đến thai nhi. Đối với sản phụ, nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu, thai lưu, vỡ ối sớm, nhau bong non và sinh non trong tam cá nguyệt cuối đều tăng lên. Ngoài ra, sản phụ có thể đối diện với nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm; trong quá trình chuyển dạ dễ gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản. Khi trẻ chào đời, bà mẹ có thể thiếu sữa nuôi con và dễ bị suy kiệt.
Đối với thai nhi, suy dinh dưỡng trường diễn thường gặp, dẫn đến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, sinh non tháng, vàng da sau sinh và phải điều trị dưỡng nhi kéo dài. Con của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ còn có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn so với trẻ khác. Nếu chế độ ăn uống thiếu acid folic, thai nhi có thể bị dị tật ống thần kinh như tật vô sọ, cột sống chẻ đôi; thiếu i-ốt có thể khiến trẻ sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần – trí tuệ.
Do đó, việc duy trì nồng độ hemoglobin trong giới hạn sinh lý là rất quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Thai kỳ có thiếu máu do thiếu sắt sẽ được xem là một thai kỳ nguy cơ cao, cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt
Sắt đặc biệt quan trọng với phụ nữa mang thai
3. Top 10 thực phẩm cho bà bầu bị thiếu máu
Chế độ ăn khi mang thai nhằm cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi và giúp cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh trước những thay đổi trong thai kỳ. Mặc dù mẹ cần ăn cho hai người, nhưng không có nghĩa là phải ăn gấp đôi so với trước khi mang thai. Mẹ chỉ cần tăng lượng calo hấp thụ cùng một số khoáng chất và vitamin nhất định. Một trong những khoáng chất quan trọng nhất cần tăng cường trong thai kỳ là sắt.
Cơ thể mẹ không thể tự sản xuất sắt mà cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc các chất bổ sung. Sắt trong thực phẩm có hai dạng là sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme chỉ có trong thịt, hải sản và gia cầm, trong khi sắt non-heme có mặt trong cả thực vật và động vật.
Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm giàu sắt mà bà bầu nên tham khảo:
Thịt bò: Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa hàm lượng sắt cao. Trung bình, 100 gram thịt bò chứa khoảng 2 mg sắt. Để hấp thụ được nhiều sắt hơn, mẹ nên chọn phần thịt bò nạc. Lưu ý, mẹ không nên ăn thịt bò tái hoặc chưa nấu chín để tránh nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Thịt bò chứa hàm lượng sắt cao
Các loại thịt đỏ: Ngoài thịt bò, các loại thịt đỏ khác như thịt lợn, thịt dê và thịt cừu cũng chứa lượng sắt lớn, giúp mẹ bầu bổ sung máu và tránh tình trạng thiếu máu. Thịt đỏ còn giàu protein, B6, B12, kẽm và choline – một dưỡng chất quan trọng giúp kích thích phát triển não bộ của thai nhi.
Nội tạng động vật: Các loại nội tạng như gan, tim, thận và não chứa nhiều sắt. Trong 100 gram gan bò có khoảng 5 mg sắt, cung cấp 27% nhu cầu sắt hàng ngày. Nội tạng động vật còn giàu protein, vitamin A, vitamin B, đồng, selen và choline, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Thịt gà: Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng thịt gà là thịt trắng nên ít sắt, nhưng đùi gà là một ngoại lệ. Chân và cổ gà chứa nhiều sắt hơn phần ức gà. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo ăn thịt gà được nấu chín hoàn toàn để tránh nhiễm vi khuẩn.
Hải sản: Cá hồi là nguồn cung cấp sắt tốt, trong 100 gram cá hồi chứa khoảng 0,7 mg sắt. Cá hồi còn giàu axit béo omega-3 và các dưỡng chất khác. Hàm lượng thủy ngân trong cá hồi thấp hơn so với cá ngừ và cá kiếm, nên mẹ bầu có thể an tâm tiêu thụ nếu được nấu chín. Ngoài cá hồi, tôm, cua, ghẹ, sò, ốc và cá da trơn cũng là nguồn cung cấp sắt phong phú.
Hải sản là nguồn cung cấp sắt, canxi tốt
Cải bó xôi: Cải bó xôi (rau chân vịt, rau bina) rất ít calo nhưng chứa nhiều sắt, trong 100 gram cải bó xôi có khoảng 2,7 mg sắt. Nó cũng giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, cùng nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào.
Các loại rau có màu đậm: Bông cải xanh là loại rau chứa nhiều sắt, giúp tăng cường máu cho mẹ và thai nhi. Các loại rau khác như rau muống, cải bó xôi và bông cải xanh cũng chứa nhiều vitamin C, K và chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm táo bón.
Các loại đậu: Đậu lăng, đậu nành, đậu phộng và đậu Hà Lan là nguồn cung cấp sắt, chất xơ và protein dồi dào. Một cốc đậu lăng có thể cung cấp 6,6 mg sắt hàng ngày. Các loại đậu cũng có thể được chế biến thành các món ăn vặt dinh dưỡng, giúp mẹ bổ sung dưỡng chất mà không tiêu thụ quá nhiều calo.
Lòng đỏ trứng gà: Lòng đỏ trứng gà là nguồn cung cấp sắt, canxi, protein và khoáng chất rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ nên ăn khoảng 2-3 trứng mỗi tuần để bổ sung nhiều dưỡng chất tốt.
Mẹ nên ăn khoảng 2-3 trứng mỗi tuần để bổ sung nhiều dưỡng chất tốt.
Cháo yến mạch: Yến mạch giàu sắt, protein, canxi, chất xơ hòa tan, phospho và magie. Bổ sung yến mạch khi mang thai cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, yến mạch còn giàu chất xơ, giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng khó tiêu và táo bón.
4. Những lưu ý bà bầu cần biết
Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt; phòng, tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Thực phẩm là nguồn bổ sung sắt phong phú và an toàn, nhưng thực tế cho thấy hầu hết mẹ bầu không dung nạp đủ sắt từ chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, việc sử dụng thuốc bổ sung sắt là cần thiết để đảm bảo nhu cầu sắt mỗi ngày.
Thuốc bổ sung sắt cho mẹ bầu có hai dạng là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Sắt hữu cơ dễ hấp thu và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ. Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thụ, vì vậy mẹ nên uống viên sắt lúc đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như cam, chanh để tăng cường hấp thụ sắt, hoặc uống sắt sau 1-2 giờ để cơ thể hấp thụ tốt nhất.
Không uống thuốc bổ sung sắt cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hoặc thực phẩm giàu canxi, vì canxi có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt. Thời điểm uống canxi và sắt phải cách xa nhau. Ngoài ra, khi uống thuốc bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón trong thai kỳ. Mẹ chỉ nên uống nước lọc, tránh uống trà hoặc cà phê vì chúng làm giảm sự hấp thụ sắt.
Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết được những thực phẩm không thể bỏ qua để bổ sung sắt, đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi
Bên cạnh đó, để giúp thai kỳ thêm khoẻ mạnh, trải nghiệm các dịch vụ tại Mama Maia Spa là lựa chọn mẹ nên cân nhắc. Đây là địa chỉ spa chăm sóc bầu uy tín được rất nhiều mẹ bầu tại Hà Nội tin tưởng lựa chọn, trong đó có MC Minh Trang, diễn viên Hoàng Yến, hot mom Kiều Trang và hơn 300.000 mẹ bỉm sữa khác. Bạn nên chọn Mama Maia Spa vì những lý do sau:
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ bầu tại Mama Maia Spa
Mama Maia Spa cung cấp hai hình thức massage bầu đáp ứng mọi nhu cầu của mẹ: massage bầu tại spa và massage bầu tại nhà. Hình thức massage bầu tại spa mang đến cho mẹ sự thư giãn trong không gian sang trọng, yên tĩnh. Trong khi đó, massage bầu tại nhà tiện lợi, tiết kiệm thời gian di chuyển, phù hợp với những mẹ bận rộn.
Đội ngũ chuyên viên của Mama Maia Spa được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm và am hiểu đặc điểm cơ thể của mẹ bầu. Spa cam kết sử dụng các sản phẩm cao cấp, an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Mama Maia Spa cung cấp ba gói dịch vụ massage bầu với thời gian và mức giá khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mẹ.
- Gói chăm sóc bầu thư giãn (60 phút) với massage chuyên sâu body giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Gói chăm sóc bầu rạng rỡ (90 phút) kết hợp massage body và Chăm sóc da mặt giúp mẹ thư giãn và lấy lại vẻ rạng rỡ.
- Gói chăm sóc bầu VIP (120 phút) bao gồm liệu trình massage body cao cấp kết hợp với chăm sóc da mặt chuyên sâu, mang lại sự thư giãn hoàn toàn và giúp mẹ hồi phục sức khỏe.
Chúc các mẹ sức khoẻ dồi dào!