1695 lượt xem
5/5 - (9 bình chọn)

Nhau thai còn gọi là rau thai là một bộ phần quan trọng đóng một vai trò giúp bảo về và nuôi dưỡng thai nhi. Bánh nhau có thể nằm ở nhiều vị  trí khác nhau có thể là ở mặt trước, mặt sau, phí trên, trái hay phải của tử cung. Vậy rau bám mặt trước hay sau tốt hơn cho thai nhi?

Cách xác định vị trí rau thai

rau-bam-mat-truoc-hay-sau-tot-hon-cho-thai-nhi-mama-maia-spa

Cách để xác định vị trí rau thai như thế nào

Để tìm hiểu về vị trí rau bám mặt trước hay sau tốt hơn cho thai nhi thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách xác định vị trí rau thai để mẹ co thể biết được rằng rau thai đang nằm ở mặt trước hay sau nhé.

Khi trứng được thụ tinh thì quá trình hình thành rau thai cũng bắt đầu. Tế bào sẽ được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm hình thành thai nhi và 1 nhóm hình thành nên rau thai. Nhóm tế bào nào hình thành rau thai thì sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung ở trung bụng mẹ và từ đó sẽ bắt đầu cuộc sống cùng rau thai.

Rau thai sẽ liên kết với bào thai bằng dây rốn và nó sẽ giúp duy trì sự sống của thai nhi và đồng thời đưa dưỡng chất cùng oxy từ máu của mẹ đến với bài thai thông qua rau thai. Không những thế, rau thai còn có tác dụng giúp loại bỏ các chất độc hại, vi khuẩn cho thai nhi mà mẹ hấp thụ vào cơ thể.

Vị trí của rau thai sẽ xác định được thông qua siêu âm và lần siêu âm này sẽ được tiến hành vào khoảng thời gian tuần thứ 18-20 của thai kỳ. Khi gần đến ngày sinh thì bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí của rau thai lại một lần nữa để đảm bảo rằng nhau thai không nằm chặn ở cổ tử cung.

Rau bám mặt trước hay sau tốt hơn cho thai nhi?

Vị trí của rau thai sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Những vị trí bình thường của rau thai có thể kể đến bao gồm:

  • Rau thai bám mặt trước
  • Rau thai bám mặt sau
  • Rau thai bám bên phải hoặc trái của tử cung
  • Rau thai bám phía trên thành tử cung

Nhiều mẹ băn khoăn liệu rằng không biết rau bám mặt trước hay mặt sau tốt hơn cho thai nhi? Thật ra thì rau thai bám mặt trước hay mặt sau đều là vị trí an toàn. Chúng sẽ chỉ đáng báo động nếu như được bác sĩ chẩn đoán là nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo. Bởi những trường hợp này sẽ có thể gây nguy hiểm tới thai kỳ của mẹ cũng như tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định mổ để lấy thai.

Bên cạnh đó thì vị trí bám rau thai cũng không cố định khi thai nhi 21-26 tuần tuổi bởi thai nhi khi lớn lên sẽ kéo theo tử cung lớn nên làm vị trí của rau thai sẽ được kéo về phía đáy của tử cung (vị trí an toàn). Vậy nên để tốt nhất thì mẹ nên thăm khám thai định kỳ trong quá trình chăm sóc bầu để kiểm tra xem vị trí của rau thai khi tuổi thai lớn hơn.

Các trường hợp bất thường của rau thai

rau-bam-mat-truoc-hay-sau-tot-hon-cho-thai-nhi-mama-maia-spa

Những trường hợp rau thai bất thường mà mẹ cần lưu ý

Rau cài răng lược

  • Hiện tượng: Bánh rau ăn vào tử cung nên sau khi sinh xong thì rau thai sẽ không thể tự bong tróc.
  • Nguyên nhân: Tình trạng này có thể liên quan tới các biến đổi bất thường tại niêm mạc tử cung của mẹ, đó có thể là hậu quả của lần trước sinh mổ hoặc các phẫu thuật tử cung trước đó.
  • Nguy cơ: Bà bầu bị rau cài răng lược có thể bị xuất huyết khi tách nhau thai, hiện tượng này sẽ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé.

Nhau bám thấp

  • Hiện tượng: Bào thai nằm dưới tử cung
  • Nguyên nhân: Nó có thể xảy ra bởi người mẹ bị dị dạng tử cung hoặc trước đó mẹ từng nạo hút thai.
  • Nguy cơ: Hiện tượng này sẽ khiến cho thai nhi khó chui ra ngoài thời điểm mẹ chuyển dạ. Sản phụ có thể bị mất máu và nghiêm trọng hơn có thể khiến mẹ bị tử vong. Thai phụ bị rau bám thấp có tỉ lệ sảy thai và sinh non khá cao.

Nhau tiền đạo

  • Hiện tượng: Bánh rau thai nằm ở cổ tử cung, cản trở lối ra của thai nhi
  • Nguyên nhân: Nó có thể xảy ra với mẹ từng có tiền sử nạo phá thai, mẹ trên 30 tuổi, mang thai đôi hoặc ba, sống ở trong môi trường có nhiều khói thuốc, thai nhi phát triển không bình thường…
  • Nguy cơ: Phụ nữ mang thai bị nhau tiền đạo sẽ có nguy cơ bị xuất huyết trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ. Khi sinh sản mẹ sẽ có thể bị rối loạn đông máu, thậm chí là bị tử vong. Thai nhi có thể bị sinh non, có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh,…

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhau thai

Rau bám mặt trước hay sau tốt hơn cho thai nhi?

Sức khỏe của nhau thai cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Nhau thai đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của nhau thai như:

  • Tuổi người mẹ: Độ tuổi mang thai thích hợp của người phụ nữ là từ 20-34 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể phụ nữ có sức khỏe ổn định phù hợp cho việc mang thai. Những phụ nữ ngoài 40 tuổi mang thai có thể dễ gặp phải các vấn đề về nhau thai hơn.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Yếu tố về tâm lý, tinh thần của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thai nhi.
  • Rối loạn đông máu: Mẹ gặp phải tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về nhau thai hơn bình thường.
  • Mang đa thai: Bà bầu mang đa thai có nguy cơ bị bệnh lý bánh nhau hơn mẹ bầu đơn thai.
  • Từng gặp vấn đề nhau thai: Nếu mẹ đã có tiền sử bị các vấn đề về nhau thai thì dễ bị lại ở các lần mang thai sau.
  • Huyết áp cao: Nguyên nhân khiến nhau thai gặp khó khăn trong quá trình phát triển cũng có thể do mẹ bị huyết áp cao.
  • Dùng chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá trong thời gian dài hay dùng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhau thai và sức khỏe của thai nhi.

Để bảo vệ nhau thai khỏe mạnh, các mẹ nên mang thai ở độ tuổi thích hợp, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ cũng như đi khám định kỳ đều đặn để giúp mẹ khỏe, em bé phát triển tốt trong bụng mẹ.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc rau bám mặt trước hay sau tốt hơn cho thai nhi. Mong rằng thông tin trong bài sẽ hữu ích với các mẹ, chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!