1020 lượt xem
Rate this post

Thời khắc chào đón con yêu chính là khoảnh khắc thiêng liêng và tràn đầy háo hức đối với bất kỳ bậc phụ huynh nào. Tuy nhiên, xen lẫn niềm vui sướng ấy là những băn khoăn, lo lắng về thời điểm chuyển dạ. Hiểu được tâm lý chung của các mẹ bầu, bài viết này sẽ chia sẻ những dấu hiệu chuyển dạ của mẹ bầu để các mẹ có thể chuẩn bị tâm lý và “vượt cạn” thành công.

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình thai nhi di chuyển từ tử cung xuống khung chậu của mẹ, chuẩn bị cho quá trình sinh. Mẹ nhận biết điều này qua cơn co thắt cổ tử cung làm cổ tử cung mỏng dần và giãn nở. Cơn co thắt khiến bụng căng cứng và cơ tử cung căng lên, giúp đẩy em bé ra khỏi tử cung. Cổ tử cung sẽ mở ra dần dần khi quá trình chuyển dạ bắt đầu. 

Giai đoạn bắt đầu chuyển dạ có thể kéo dài từ 12 đến 24 giờ và mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau đây:

Các dấu hiệu chuyển dạ của mẹ bầu khi sinh

Sa bụng dưới 

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, sau 36 tuần mang thai, thai nhi bắt đầu di chuyển xuống khu vực xương chậu của mẹ, tuy nhiên không phải tất cả thai nhi đều di chuyển vào khung chậu trước khi sinh. Do đó, hiện tượng sa bụng dưới có thể xuất hiện trước một vài tuần hoặc thậm chí vài giờ trước khi quá trình chuyển dạ thật sự xảy ra. Khi thai nhi di chuyển vào khoang chậu của mẹ, đáy tử cung cũng di chuyển xuống.

Sa bụng dưới là một trong những dấu hiệu chính xác và phổ biến nhất của việc sắp sinh con. Đối với các mẹ mang thai lần thứ hai trở đi, dấu hiệu này có thể xuất hiện hoặc không do thai nhi lọt xuống tiểu khung chỉ khi bước vào giai đoạn chuyển dạ sinh thật sự.

Ở giai đoạn này, mẹ bầu thường tiểu tiện thường xuyên hơn do áp lực lên bàng quang khi đầu thai nhi đã tụt xuống. Mẹ cũng cảm thấy di chuyển khó khăn hơn. Tuy nhiên, mẹ sẽ thấy dễ thở hơn do thai nhi không còn chiếm không gian phổi và giảm áp lực lên lồng ngực của mẹ. Áp lực lên dạ dày cũng giảm, cảm giác thèm ăn cũng tăng lên đáng kể.

Dau Hieu Chuyen Da Cua Me Bau Khi Sinh Mama Maia Spa 1

Sa bụng dưới là dấu hiện sắp sinh vào giai đoạn cuối thai kỳ 

Giãn mở cổ tử cung

Phần dưới của tử cung là cổ tử cung, thường có chiều dài từ 3,5 đến 4 cm trước khi sinh. Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung trở nên mềm mại, ngắn lại và mỏng đi. Việc xóa cổ tử cung được đánh giá bằng phần trăm, từ 0% khi cổ tử cung còn dài ít nhất 2 cm hoặc dày. Để sinh qua đường âm đạo, cổ tử cung phải được xóa hoàn toàn.

Một dấu hiệu chuyển dạ khác là cổ tử cung bắt đầu giãn ra. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, phần dưới tử cung mở ra và mỏng đi để chuẩn bị cho việc sinh con. Bác sĩ đo mức độ mở cổ tử cung bằng cm, từ 0 cm đến 10 cm. Quá trình này thường diễn ra qua hai giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Cổ tử cung mở đến 3 cm, tiến triển chậm trong khoảng 6-8 giờ, trung bình mỗi 2 giờ mở được 1 cm.
  • Giai đoạn thứ hai: Cổ tử cung mở từ 3 đến 10 cm, tiến triển nhanh trong khoảng 7 giờ, trung bình mỗi giờ mở thêm 1 cm hoặc nhiều hơn.

Chuột rút và đau vùng xương chậu

Gần đến ngày dự sinh, mẹ thường cảm nhận những cơn chuột rút thường xuyên hơn. Đau ở háng hoặc lưng sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với lần mang thai đầu tiên, dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn. Đến gần ngày sinh, hiện tượng này sẽ diễn ra nhiều hơn với tần suất dày đặc. Các cơ và khớp ở vùng xương chậu được nới lỏng và căng ra hết mức để chuẩn bị đón bé chào đời.

Dau Hieu Chuyen Da Cua Me Bau Khi Sinh Mama Maia Spa 2

Mẹ bầu bị chuột rút thường xuyên hơn khi gần đến ngày sinh

Cơn co thắt chuyển dạ xuất hiện

Các cơn co tử cung mạnh mẽ và đều là biểu hiện của quá trình chuyển dạ. Chúng thường bắt đầu với cảm giác đau ở vùng lưng, sau đó lan dần ra phía trước của bụng và từ đáy tử cung trở xuống. Cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, và cường độ tăng dần. Trong mỗi cơn co, bụng trở nên cứng lại và đau đớn tăng lên từng phút.

Thường có khoảng 2 cơn co trong mỗi khoảng thời gian 10 phút, và thời gian của mỗi cơn co tử cung sẽ ngày càng kéo dài (trên 25 giây) trong khoảng 1-2 giờ đầu. Sau đó, tần suất và cường độ của cơn co sẽ tăng lên.

Mất nút nhầy cổ tử cung- Tăng tiết dịch âm đạo

Trong quá trình mang thai, có một lớp chất nhầy dày được gọi là nút nhầy cổ tử cung, nhằm ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cổ tử cung. Khoảng từ tuần 37 đến 40 của thai kỳ, dưới tác động của cơn gò tử cung, nút nhầy sẽ được đẩy ra ngoài, kết hợp với máu từ các mao mạch bị vỡ trên cổ tử cung, tạo ra một chất nhầy màu hồng. Đây được gọi là hiện tượng bóc nút nhầy cổ tử cung, một dấu hiệu “dọn đường” cho bé chuẩn bị chào đời.

Mẹ có thể nhận thấy lượng dịch tiết từ âm đạo tăng lên, với dịch nhầy có thể có màu sẫm hoặc hồng, đôi khi có chứa một ít máu. Đây là dấu hiệu cho thấy bé sắp ra đời trong vài ngày tới. Tuy nhiên, thời gian từ khi bóc nút nhầy đến khi bắt đầu quá trình chuyển dạ thực sự thường không cố định.

Đi tiểu nhiều lần, bị tiêu chảy nhiều hơn

Khi thai nhi đã lọt xuống khung chậu của mẹ, vị trí này thường đặt áp lực lên bàng quang, khiến mẹ có cảm giác đi tiểu thường xuyên.

Gần ngày dự sinh, một số mẹ bầu có thể gặp tình trạng tiêu chảy do sự biến đổi hormone chuẩn bị cho quá trình sinh con. Biến đổi này có thể kích thích hoạt động ruột và gây ra tiêu chảy. Mặc dù mệt mỏi và mất nước, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên mẹ không cần quá lo lắng. Để giảm những tác động này, hãy đảm bảo uống đủ nước. Nếu tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu hãy thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Vỡ nước ối

Túi ối là một lớp màng chứa chất lỏng, giúp đệm cho em bé trong bụng mẹ. Khi dấu hiệu vỡ túi ối xuất hiện, đó là dấu hiệu thai nhi đã sẵn sàng chào đời. Thường thì điều này xảy ra đột ngột vào ban đêm khi mẹ đang ngủ, khi cảm nhận được là quần ướt và thường có mùi tanh nồng. Đây là triệu chứng của việc túi ối vỡ sớm, báo hiệu sắp sinh.

Sau khi túi ối vỡ, thời gian trở nên cực kỳ quan trọng. Nếu quá trình chuyển dạ chưa bắt đầu hoặc kéo dài quá lâu sau khi vỡ túi ối, nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và em bé sẽ tăng cao. Màu sắc và lượng nước trong túi ối có thể thay đổi tuỳ theo từng người. Thời điểm chuyển dạ sau khi vỡ túi ối có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp, thường là từ 12-24 giờ. Mẹ cần liên hệ với bác sĩ phụ sản và chuẩn bị túi đồ dự sinh ngay khi phát hiện vỡ túi ối. Nếu vỡ túi ối xảy ra trước tuần thứ 37, mẹ có thể cần phải kích thích quá trình chuyển dạ, vì vậy cần liên hệ ngay với bác sĩ và hết sức cẩn thận. Ngoài ra, rỉ nước từ túi ối cũng là một dấu hiệu mà mẹ cần lưu ý và phân biệt để có biện pháp xử lý kịp thời.

Dau Hieu Chuyen Da Tuan 38 7

Vỡ túi ối là một trong những dấu hiệu sắp chuyển dạ của mẹ bầu

Như vậy là các mẹ vừa tìm hiểu về những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Mẹ cần nhớ rằng, không ai có thể chắc chắn biết chính xác nguyên nhân gây ra các dấu hiệu chuyển dạ và trải nghiệm sinh nở của mỗi người là duy nhất. Việc nhận biết các biểu hiện sớm của quá trình chuyển dạ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất để chào đón thiên thần nhỏ một cách an toàn và tự tin.

Bên cạnh niềm vui chào đón con yêu, những khó khăn về thể chất và tinh thần cũng khiến mẹ bầu không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, lo âu. Hiểu được điều này, Mama Maia Spa là một địa chỉ spa chăm sóc bầu uy tín tại Hà Nội, ra đời với sứ mệnh mang đến cho mẹ bầu những trải nghiệm thư giãn và chăm sóc bầu toàn diện, giúp mẹ bầu an tâm tận hưởng quãng thời gian mang thai và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình vượt cạn. Ngoài ra, mẹ bầu còn được giải quyết các vấn đề về cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua liệu trình đá nóng và ngâm chân thảo dược.

Chúc các mẹ bầu nhiều sức khoẻ – vượt cạn thành công!

Sau sinh mổ bao lâu được nhảy dây? Hướng dẫn nhảy dây giảm cân sau sinh đúng cách

Sử dụng đá nóng tăng tuần hoàn máu giảm mệt mỏi cho mẹ sau sinh