1082 lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Mang thai là trải nghiệm đặt biệt trong cuộc đời của chị em phụ nữ. Trong khoảng thời gian mang thai, hệ tim mạch và thần kinh sẽ có lúc không tự thích ứng được với sự thay đổi của huyết áp, và điều này dẫn đến hiện tượng chóng mặt khi mang thai. Vậy thì mẹ bầu cần làm gì để hết chóng mặt khi mang thai?

Nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt khi mang thai

Mẹ bầu cần làm gì để hết chóng mặt khi mang thai?

Việc hạ huyết áp là nguyên nhân gây chóng mặt ở mẹ bầu

Nguyên nhân gây tình trạng chóng mặt khi mang thai sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ, cũng có thể bao gồm những thay đổi khác nhau xuất hiện trong cơ thể.

Chóng mặt khi mang thai trong 3 tháng đầu là do nội tiết tố cùng những thay đổi khác trong cơ thể mẹ bầu làm giãn nở các thành mạch máu dẫn đến việc gây hạ huyết áp sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và choáng váng. Ngoài ra, khi cơ thể của mẹ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể qua thức ăn do gặp tình trạng ốm nghén cũng sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi trong quá trình chăm sóc bầu.

Mẹ bầu cần làm gì để hết chóng mặt khi mang thai?

Nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao có thể dẫn đến chóng mặt

Chóng mặt khi mang thai trong 3 tháng giữa và bà bầu bị chóng mặt khi mang thai trong 3 tháng cuối do lượng máu có trong cơ thể tăng 30% khi mà thai nhi phát triển dẫn đến huyết áp tăng lên dẫn đến chóng mặt. Ngoài ra, bà bầu bị chóng mặt có thể còn vì một số lý do như sau:

  • Bà bầu bị mất nước và chán ăn
  • Nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng cao
  • Đái tháo đường thai kỳ sẽ làm giảm lượng đường trong máu
  • Tình trạng tiền sản giật mẹ bầu có thể gặp phải thường là trong giai đoạn sau của thai kỳ
  • Mẹ bầu nằm ngửa trong những tháng cuối thai kỳ có thể gây áp lực quá nhiều lên các mạch máu vận chuyển máu từ phần dưới cơ thể quay về tim. Điều này gây cản trở cho quá trình lưu thông tối ưu trong cơ thể và làm nhịp tim tăng lên, giảm huyết áp và từ đó gây chóng mặt.
  • Nhu cầu máu trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên nhưng lượng hemoglobin cần chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi toàn bộ cơ thể không đáp ứng đủ nên gây cảm giác hoa mắt chóng mặt và mỏi mệt cho mẹ bầu
  • Ở lâu trong căn phòng nóng bức hay đi tắm hơi sẽ khiến cho các mạch máu bị giãn, làm huyết áp hạ xuống và chóng mặt.
  • Nhiều mẹ bầu còn có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng khi bị ho, đi tiểu hoặc đi tiêu. Những tác động này cũng có thể khiến cho mẹ bầu bị hạ huyết áp, và dẫn tới chóng mặt khi mang thai.

Mẹ bầu cần làm gì để hết chóng mặt khi mang thai?

Mẹ bầu cần làm gì để hết chóng mặt khi mang thai?

Mẹ không nên nằm ngửa kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ

Mẹ bầu có thể tránh được việc xảy ra tình trạng chóng mặt khi mang thai bằng một số cách hạn chế chóng mặt khi mang thai như sau:

  • Nên tránh đứng lên đột ngột khi mẹ vừa rời khỏi giường hoặc ghế. Nếu đang nằm, mẹ bầu cần trở dậy từ từ và sau đó, nên đứng im ở một chỗ trong vòng ít phút.
  • Không đứng một chỗ trong một thời gian quá dài. Nếu phải đứng ở tại chỗ trong thời gian dài, mẹ bầu cần tìm cách di chuyển chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần áo bó sát mà nên mặc quần áo rộng rãi sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn đến phần dưới cơ thể và giảm bớt nhiệt độ cơ thể.
  • Mẹ bầu nên uống đủ nước trong ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng nực hoặc lúc luyện tập. Để tránh bị hạ đường huyết, bên cạnh 3 bữa chính mẹ nên duy trì những bữa ăn nhỏ và thường xuyên trong ngày. Tuyệt đối không nên để cơ thể mẹ bị đói lả.
  • Tránh nằm ngửa từ 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Không tắm bằng nước quá nóng. Tắm bằng nước quá nóng sẽ dễ khiến cơ thể mẹ bị mất nước và dẫn tới tình trạng choáng váng, hoa mắt.
  • Mẹ bầu nên ở những nơi trong lành thoáng mát sẽ giúp nhiệt độ cơ thể kiểm được soát.

Phụ nữ có thai không nên lo lắng quá nhiều nếu gặp trường hợp chóng mặt do đói, nóng, hay thay đổi tư thế đột ngột hoặc bị co giật. Tuy nhiên, không nên bỏ qua những cơn chóng mặt thường xuyên, dai dẳng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu mẹ bầu bị chóng mặt kèm theo tình trạng sau: Mờ mắt, đánh trống ngực, nhức đầu dữ dội, nói ngọng, tê bì, đau tức ngực, chảy máu âm đạo khi mang thai, khó thở, đau bụng.

Chóng mặt có thể là một biểu hiện bình thường khi mang thai nhưng cũng có thể là biểu hiện bất thường nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ và có nguy cơ tiền sản giật cao. Vì vậy, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nên khám thai theo đúng lịch để phát hiện từ sớm những dấu hiệu bất thường, và từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Mẹ bầu cần làm gì để hết chóng mặt khi mang thai?

Mẹ nên chú ý đến biểu hiện bất thường khi mang thai

Để tránh chóng mặt khi mang thai, mẹ cũng có thể chủ động chăm sóc cơ thể từ sớm. Một phương pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi là thực hiện liệu trình chăm sóc bầu tại spa bầu.

Nếu mẹ đang tìm một địa điểm chăm sóc bầu uy tín có liệu trình massage bầu chuyên sâu, cùng với cơ sở vật chất hiện đại và có đội ngũ chuyên viên chăm sóc tận tâm giàu kinh nghiệm thì Mama Maia Spa là một lựa chọn lý tưởng tại Hà Nội. Liệu trình chăm sóc bầu có tại Mama Maia Spa sẽ giúp mẹ bầu xử lý tình trạng chuột rút, phù nề, hay đau mỏi cơ thể, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe thai kỳ.

Mẹ bầu cần làm gì để hết chóng mặt khi mang thai? Mẹ bầu cần làm gì để hết chóng mặt khi mang thai?

Chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn