1122 lượt xem
Rate this post

Bầu bí khiến cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, trong đó nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc về hiện tượng tại sao chóng mặt khi mang thai. Mama Maia Spa sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân và các cách khắc phục tình trạng này hiệu quả ngay trong bài viết sau.

Trả lời câu hỏi tại sao chóng mặt khi mang thai?

Tại sao chóng mặt khi mang thai? Mách mẹ 5 bí quyết cải thiện tình trạng này

Chóng mặt khi mang thai là tình trạng quen thuộc với nhiều mẹ bầu

Tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà nguyên nhân tại sao chóng mặt khi mang thai lại khác nhau. Nếu mẹ bị chóng mặt chủ yếu trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai thì đó là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, làm cho thành mạch máu giãn nở, gây hạ đường huyết và choáng váng.

Nếu mẹ hay bị chóng mặt ở khoảng 3 tháng cuối thai kỳ thì chủ yếu là do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi, cơ thể không cung cấp đủ máu dẫn tới chóng mặt, choáng, có thể ngất xỉu. Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng chóng mặt khi mang thai còn do:

  • Mẹ chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể bị mất nước.
  • Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ làm cho lượng đường trong máu giảm.
  • Thân nhiệt của mẹ bầu cao hơn bình thường.
  • Một số bà bầu có hiện tượng tiền sản giật.
  • Tư thế nằm của mẹ chưa đúng, mẹ nằm ngửa gây áp lực lên mạch máu, cản trở lưu thông máu, khiến huyết áp giảm và bị chóng mặt.
  • Ho, đi tiểu nhiều lần cũng có thể gây chóng mặt do mẹ bầu hạ huyết áp.
  • Nguy hiểm hơn có thể mẹ mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng này kèm theo chảy máu âm đạo, đau bụng…

Mách mẹ 5 bí quyết cải thiện tình trạng chóng mặt hiệu quả

Sau khi đã biết tại sao chóng mặt khi mang thai, mẹ hãy áp dụng ngay 5 biện pháp cải thiện sau đây để cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh tình trạng này tái phát:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất

Tại sao chóng mặt khi mang thai? Mách mẹ 5 bí quyết cải thiện tình trạng này

Bổ sung thêm sắt từ các thực phẩm giàu sắt như thịt bò

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Trong suốt các giai đoạn thai kỳ, mẹ cần cân bằng thực đơn ăn uống và bổ sung đủ các nhóm chất, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm giàu sắt đề phòng tình trạng chóng mặt do thiếu máu thiếu sắt.

Các bữa ăn nên chia thành 5-6 bữa trong ngày, với thời gian ăn cách từ 3-4 giờ đồng hồ để cơ thể không bị hạ đường huyết, đói lả. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần nhớ bổ sung nước thường xuyên trong ngày để cơ thể luôn đủ nước, thải độc cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Tập thể dục thường xuyên tăng sức đề kháng tự nhiên

Tại sao chóng mặt khi mang thai? Mách mẹ 5 bí quyết cải thiện tình trạng này

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe bầu bí, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp cũng như giúp mẹ có cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt hơn trong thai kỳ. Vận động đều đặn cũng là cách giúp mẹ sinh nở dễ dàng và thuận lợi hơn sau này ngoài tác dụng phòng tránh chóng mặt khi mang thai.

Chú ý thay đổi tư thế thường xuyên

Tại sao chóng mặt khi mang thai? Mách mẹ 5 bí quyết cải thiện tình trạng này

Ngủ nghiêng trái giúp máu lưu thông tốt hơn, phòng tránh chóng mặt khi mang thai

Mẹ bầu nên thay đổi tư thế liên tục nếu phải giữ một tư thế trong thời gian dài như đứng, ngồi, nằm… Nhất là những mẹ đang làm công việc văn phòng phải ngồi yên một chỗ lâu, khoảng nửa tiếng mẹ nên đứng dậy và đi lại, tập thể dục 5-10 phút. Nếu cần phải đứng thì cũng cần di chuyển đổi chân để duy trì sự tuần hoàn máu.

Khi thai nhi ngày càng lớn hơn trong bụng mẹ thì tư thế nằm cũng cần được chú ý nhiều hơn. Thay vì nằm ngửa khiến cho các mạch máu bị chèn ép khó chịu, mẹ hãy đổi sang tư thế nghiêng trái để lưu thông máu tốt hơn cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Giữ ấm cho cơ thể và chú ý nhiệt độ nước tắm

Một trong những nguyên nhân tại sao chóng mặt khi mang thai cũng có liên quan tới nhiệt độ cơ thể. Trong suốt thời gian mang thai mẹ bầu cần tránh xông hơi toàn thân để không làm cho nhiệt độ cao tác động tới thai nhi cũng như không bị choáng váng hạ huyết áp. Chỉnh nhiệt độ nước tắm ở mức vừa đủ và nên tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn.

Khi thấy thời tiết lạnh, mẹ bầu cần chú ý giữ ấm cơ thể, thường xuyên tới những nơi không khi trong lành để kiểm soát nhiệt độ cơ thể của bản thân.

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và chăm sóc bầu thường xuyên

Tại sao chóng mặt khi mang thai? Mách mẹ 5 bí quyết cải thiện tình trạng này

Chăm sóc bầu giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh

Ngủ nghỉ nhiều hơn mỗi ngày cũng giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh hơn, phòng tránh chóng mặt khi mang thai hiệu quả. Thời gian ngủ của mẹ nên dành từ 8-10 tiếng/ngày và hãy nhớ tìm đến các spa chăm sóc bầu đều đặn để giúp cơ thể được thư giãn, giải quyết nhanh tình trạng chóng mặt, đau đầu khi mang thai hay gặp phải.

Tại sao chóng mặt khi mang thai? Mách mẹ 5 bí quyết cải thiện tình trạng này

Massage giảm đau đầu, chóng mặt với liệu trình dưỡng sinh Nhật Bản

Tại Hà Nội, mẹ có thể tìm tới Mama Maia Spa – cơ sở spa chăm sóc bầu chuyên sâu hàng đầu đã đón tiếp hàng ngàn chị em bầu bí. Mama Maia Spa sẽ giúp mẹ thư giãn và xả stress nhanh chóng, giảm đau mỏi tại nhiều vùng cơ thể cũng như xua tan cơn đau đầu, nhức đầu mẹ đang gặp phải với liệu trình massage bầu dưỡng sinh Nhật Bản. Các chuyên viên sẽ dùng đá nóng massage đả thông kinh lạc, ngâm chân thảo dược tăng cường tuần hoàn máu giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Tại sao chóng mặt khi mang thai? Mách mẹ 5 bí quyết cải thiện tình trạng này

Diễn viên Hoàng Yến tự tin, khỏe mạnh sau liệu trình chăm sóc bầu của Mama Maia Spa

Với những thông tin trên, chắc hẳn mẹ đã hiểu tại sao chóng mặt khi mang thai và phải làm thế nào để cải thiện hiệu quả rồi. Chúc mẹ có sức khỏe tốt và trải qua thai kỳ an toàn, vượt cạn thành công.