1059 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Trong thời gian mang thai nhiều mẹ có thắc mắc rằng bà bầu ăn hồng được không? Cần lưu ý gì khi ăn? Để trả lời cho các câu hỏi này thì mẹ bầu hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Mama Maia Spa nhé!

Bà bầu ăn hồng được không?

Bà bầu ăn hồng được không? Cần lưu ý gì khi ăn?

Hồng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu

Hồng là loại quả ngon có thể ăn chín cây hoặc có thể ngâm khi hồng còn xanh. Theo phân tích dinh dưỡng thì trong 100g quả hồng có chứa nhiều chất có lợi cho mẹ bầu như:

  • Chất xơ: 3.6g
  • Canxi: 8mg
  • Vitamin C: 7g
  • Vitamin B9: 8mg
  • Carbohydrate: 18,59g
  • Các dưỡng chất khác: Protein, sắt, magie, chất béo, vitamin A, catechin, polyphenol…

Quả hồng tốt chứa đầy những dưỡng chất như vậy thì có thể ăn hồng khi mang thai được không? Thắc mắc này là do nhiều người cho rằng trong hồng có chứa tannin nên bà bầu cần hạn chế ăn hồng – chất này có thể làm suy giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng và làm cảm giác buồn nôn nghiêm trọng hơn… Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, chất tannin có khả năng chống oxy hóa, chống viêm cùng các lợi ích khác. Việc tiêu thụ tannin trong mức bình thường sẽ không gây ra tác dụng phụ với phụ nữ mang thai.

Do đó, câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu ăn hồng được không?” là “Có”. Phụ nữ mang thai có thể ăn hồng, dù đó là hồng chín, hồng giòn, hồng sấy khô… Miễn là lượng hồng ăn ở mức hợp lý và đúng cách thì quả hồng an toàn đối với bà bầu và thai nhi.

Bà bầu ăn hồng có lợi gì?

Bà bầu ăn hồng được không? Cần lưu ý gì khi ăn?

Ăn hồng tốt cho hệ tiêu hóa

Với các thành phần dưỡng chất như trên thì bà bầu ăn hồng có lợi ích gì? Dưới đây là 4 lợi ích quả hồng đem lại cho phụ nữ mang thai.

  • Phòng ngừa táo bón: Chất xơ có trong quả hồng giúp cơ thể điều hòa hệ vi sinh đường ruột, đồng thời kích thích lợi khuẩn sản sinh, tăng cường chuyển hóa năng lượng. Chất xơ cũng giúp thúc đẩy nhu động ruột co bóp đào thải cặn bã dễ dàng hơn. Ăn quả hồng giúp mẹ bầu hạn chế và khắc phục táo bón.
  • Tăng cường miễn dịch: Vitamin C, các axit amin cùng các khoáng chất trong quả hồng giúp chống oxy hóa và tạo ra kháng thể. Đặc biệt là catechin và polyphenol giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng tốt. Bà bầu ăn hồng giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng chống một số bệnh, ngăn ngừa cảm cúm.
  • Chống dị tật thai nhi: Vitamin B9 hay còn gọi là acid folic hoặc folate. Chất này có vai trò thiết yếu với thai phụ. Nó giúp duy trì quá trình sinh ra tế bào hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu, sảy thai và chống dị tật thai nhi. Thiếu hụt folic trong thời gian mang thai có nguy cơ sảy thai, sinh non hay thai nhi bị dị tật, bị mắc bệnh tim, hở hàm ếch.
  • Hỗ trợ thai nhi phát triển: Canxi trong hồng có vai trò quan trọng trong việc giúp xương của thai nhi hình thành và phát triển. Acid folic tham gia quá trình hình thành và phát triển tế bào thần kinh thai nhi, gồm cả não và tủy sống. Vitamin và khoáng chất trong hồng cùng góp phần vào việc hoàn thiện quá trình thai nhi phát triển.

Những lưu ý khi bà bầu ăn hồng

Bà bầu ăn hồng được không? Cần lưu ý gì khi ăn?

Mẹ bầu nên ăn hồng ở mức hợp lý

Ăn hồng đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu như vậy nhưng để đảm bảo an toàn thì mẹ không nên ăn quá nhiều và cần lưu ý cách ăn hồng khoa học để tránh gây hại. Dưới đây là một số lưu ý cho bà bầu ăn quả hồng.

Không ăn hồng lúc đói bụng

Dạ dày trống rỗng tiết ra nhiều acid. Quả hồng lại chứa acid tannic và pectin, khi kết hợp với acid trong dạ dày tạo phản ứng kết tủa mạnh. Điều này gây ảnh hưởng xấu cho việc tiêu hóa, gây đau dạ dày khi mang thai. Chất kết thúc tích tụ nhiều bên trong dạ dày còn có nguy cơ làm tắc nghẽn tiêu hóa hay hình thành sỏi.

Hạn chế ăn hồng khi bị tiểu đường

Quả hồng chứa khá nhiều đường. Ăn nhiều có thể làm chỉ số đường huyết tăng lên không tốt cho các mẹ có tiền sử đái tháo đường. Tiểu đường thai kỳ có thể gây biến chứng tiền sản giật, hay thai lưu rất nguy hiểm.

Không ăn hồng cùng một lúc với thịt giàu protein

Mẹ không nên ăn hồng cùng với các loại thịt giàu protein như thịt ngỗng, thịt bò, thịt ức gà… Protein kết hợp với tannic có trong quả hồng sẽ tạo ra protein acid tannic khiến mẹ ngộ độc, trường hợp nặng có thể bị tử vong.

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang chứa hàm lượng tinh bột cao. Ăn hồng với khoai lang hay các loại củ quả nhiều tinh bột sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu hay táo bón.

Mỗi ngày ăn tối đa 200g hồng

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bà bầu chỉ nên ăn 2 – 3 quả hồng trong một ngày và mẹ không nên ăn liền lúc. Nếu muốn ăn nhiều hơn thì cũng chỉ ăn tối đa 200g/ngày để tránh tích tụ tanin dẫn tới gây cản trở hấp thụ sắt.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc của nhiều mẹ là bà bầu ăn hồng được không. Bà bầu có thể yên tâm ăn hồng trong hàm lượng cho phép, đảm bảo hồng không chứa hóa chất độc hại.

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu không chỉ chú ý tới dinh dưỡng đúng cách, mà mẹ cũng nên tham khảo một số liệu trình chăm sóc bầu tại spa bầu để nâng cao sức khỏe. Một trong số các spa chất lượng được nhiều bà bầu tin chọn tại Hà Nội chính là Mama Maia Spa.

Mama Maia Spa là điểm đến dành cho các mẹ bầu, mẹ bỉm sữa. Sở hữu liệu trình chăm sóc bầu chuyên sâu, tỉ mỉ, Mama Maia Spa sẽ giúp mẹ bầu thoải mái, thư giãn nhanh chóng nhờ có dịch vụ massage bầu với các bước đi đá nóng, bấm huyệt, kết hợp ngâm chân thảo dược hỗ trợ tăng tuần hoàn máu để mẹ bầu ngủ ngon.

Bà bầu ăn hồng được không? Cần lưu ý gì khi ăn?

Bà bầu ăn hồng được không? Cần lưu ý gì khi ăn?

Chăm sóc bầu là quá trình cần thiết trong thai kỳ