1051 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh là một biến chứng thường gặp sau ca phẫu thuật, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của sản phụ và quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe của sản phụ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh là rất quan trọng. Bài viết này, Mama Maia Spa sẽ chia sẻ cho bạn cách nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cách xử lý kịp thời.

Bật mí cách nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Cach Nhan Biet Nhiem Trung Vet Mo Sau Sinh Va Cach Xu Ly Kip Thoi Mama Maia Spa

Bật mí cách nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Dấu hiện nhận biết từ đặc điểm lâm sàng

Các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng vết mổ sau sinh bao gồm vết mổ sưng, đỏ và mủ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể trải qua các triệu chứng khác như sốt, đau bụng, sản dịch từ tử cung đục và có mùi hôi, lắc cổ tử cung đau, ra huyết âm đạo không bình thường, tiêu chảy (đi tiêu phân lỏng trên 3 lần/ngày), bụng căng, chán ăn, mệt mỏi, môi khô, và lưỡi bao phủ màng bẩn.

Dấu hiện nhận biết từ đặc điểm cận lâm sàng

Các chỉ số giới hạn trong việc chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung là:

Bạch cầu: Trên 12.000/mcL và dưới 4.000/mcL;

CRP (C-Reactive protein): Dưới 10 mg/l là bình thường;

  • Từ 10-40 mg/l thường xuyên thấy ở người tăng tuổi, có thai ở tháng cuối, hoặc trong trường hợp viêm nhẹ và nhiễm virus;
  • Từ 40-200 mg/l thường cho thấy tình trạng viêm, nhiễm trùng;
  • ≥ 200 mg/l thường chỉ ra tình trạng nhiễm trùng nặng và bỏng;

Procalcitonin (PCT):

  • Thực hiện chỉ khi cần thiết;
  • Cấy máu:
  • Dương tính trong khoảng 10-30% trường hợp;
  • Siêu âm:
  • Chỉ định khi nghi ngờ về sót nhau, abces, khối máu tụ, hoặc dịch trong ổ bụng;

XQ:

  • Dấu hiệu về liệt ruột;
  • MRI, CT:
  • Ít chỉ định, thường được sử dụng để chẩn đoán abscess hoặc khối máu tụ nhiễm trùng vùng chậu

Các cách điều trị nhiễm trùng sau sinh kịp thời

Cach Nhan Biet Nhiem Trung Vet Mo Sau Sinh Va Cach Xu Ly Kip Thoi Mama Maia Spa (1)

Các cách điều trị nhiễm trùng sau sinh kịp thời

Điều trị nhiễm trùng nội khoa

Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh đa phổ, kết hợp, thông qua đường truyền tĩnh mạch: Đây giúp tiêu diệt vi khuẩn gram dương, gram âm và kỵ khí.
  • Sử dụng thuốc tăng co tử cung: Điều này giúp khống chế nhiễm trùng và giảm nguy cơ viêm tử cung.
  • Theo dõi tiến triển bệnh và phản ứng với kháng sinh: Quyết định phẫu thuật để xử lý ổ nhiễm trùng (bằng cách cắt tử cung toàn phần) có thể được đưa ra dựa trên đánh giá lâm sàng.

90-95% bệnh nhân thường được điều trị thành công với phương pháp này. Bệnh nhân thường hết sốt trong vòng 24-48 giờ. Các bác sĩ cần theo dõi độ bạch cầu và CRP của bệnh nhân để đánh giá sự cải thiện của các triệu chứng lâm sàng.

Trong trường hợp bệnh nhân không hết sốt sau khoảng thời gian này, việc xem xét nguyên nhân thất bại của phương pháp điều trị là cần thiết. Có nhiều lý do có thể dẫn đến việc điều trị không hiệu quả như: kháng sinh không đủ hiệu quả đối với tất cả chủng vi khuẩn, abces, viêm nghẽn tĩnh mạch vùng chậu do nhiễm trùng, hoặc sự tiến triển của nhiễm trùng ở một vị trí khác trên cơ thể. Trong trường hợp này, việc thay đổi kháng sinh được xem xét nếu bệnh nhân vẫn không hết sốt sau 3 ngày điều trị.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật can thiệp sâu

Phương pháp điều trị này được chỉ định khi người bệnh không phản ứng tốt với kháng sinh hoặc có dấu hiệu của vấn đề ngoại khoa. Dưới đây là các lựa chọn điều trị:

  • Bảo tồn: Cắt lọc phần cơ tử cung bị nhiễm trùng nếu phần còn lại của cơ tử cung vẫn khỏe mạnh, có khả năng phục hồi, đặc biệt đối với bệnh nhân trẻ và chưa có kế hoạch sinh con thêm. Bác sĩ cần tư vấn cho gia đình về khả năng cần phải mổ lại để loại bỏ hoàn toàn phần bị nhiễm trùng của cơ tử cung.
  • Cắt tử cung hoàn toàn, chỉ giữ lại 2 buồng trứng: Đây là phương pháp được áp dụng trong trường hợp nhiễm trùng vùng mổ cơ tử cung nặng hoặc sản phụ đã cao tuổi, đã có đủ con.

Lựa chọn phương pháp phẫu thuật vẫn đòi hỏi sự theo dõi sau phẫu thuật và tiếp tục sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân. Khi lựa chọn sinh mổ, sản phụ và gia đình cần chú ý đến các dấu hiệu của nhiễm trùng vùng mổ sau sinh để kịp thời báo cáo cho bác sĩ và can thiệp xử lý một cách nhanh chóng, tránh nguy cơ phát triển biến chứng nguy hiểm.

Sau sinh, cơ thể của người mẹ trải qua nhiều thay đổi, và sản phụ có thể mắc phải nhiều vấn đề như xuất huyết sau sinh, són tiểu, rối loạn tiêu hóa, và đặc biệt là nhiễm trùng vùng mổ sau sinh. Vì vậy, sau khi sinh, mẹ nên thăm khám sức khỏe tổng quát để được nhận tư vấn từ các chuyên gia và khám chữa bệnh bởi các bác sĩ chuyên khoa, cung cấp các giải pháp chăm sóc. Hỗ trợ phục hồi nhanh chóng và chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về cách nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cách xử lý kịp thời sẽ giúp ích được bạn. Để giúp cân bằng cảm xúc và sức khỏe sau sinh, chị em có thể tận hưởng các liệu trình chăm sóc tại các spa uy tín.

Co Nen Su Dung Dich Vu Cham Soc Sau Sinh Khong Mama Maia Spa

Mama Maia Spa là một trong những địa chỉ chuyên cung cấp các liệu trình chăm sóc sau sinh và làm đẹp dành riêng cho phụ nữ. Với lượng đánh giá 5 sao và những trải nghiệm tuyệt vời của hàng nghìn khách hàng, Mama Maia Spa đã chứng minh chất lượng và độ tin cậy của mình.

Tại đây, chị em sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên với các liệu trình massage sau sinh phù hợp với từng nhu cầu cụ thể. Chẳng hạn như massage bấm huyệt giúp giảm đau nhức, chườm đá nóng tăng cường tuần hoàn máu, hay các phương pháp giúp mẹ giảm cân an toàn sau khi sinh. Hãy trải nghiệm không gian thư giãn và phục hồi tuyệt vời tại Mama Maia Spa, nơi mà chị em có thể tận hưởng những dịch vụ chăm sóc tuyệt vời và ưu đãi đặc biệt.

*Tiết lộ về liệu trình chăm sóc sau sinh của chị Quỳnh Anh tại Mama Maia Spa: