1059 lượt xem
Rate this post

Rạn da khi mang thai đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bầu. Rạn da khi mang thai sẽ gây ra các vết sẹo xấu sau khi sinh. Chính vì thế, mẹ bầu cần chủ động tìm hiểu về hiện tượng rạn da khi mang thai nhằm có các xử lý an toàn các vết rạn, lấy lại làn da săn chắc, mịn màng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rạn da khi mang thai ở mẹ bầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rạn da khi mang thai, mẹ bầu hãy tham khảo một vài nguyên nhân dẫn đế rạn da khi mang thai sau để phòng rạn da:

Thay đổi hormone trong cơ thể

Nội tiết tố bên trong cơ thể khi mang thai sẽ thay đổi, nhất là mang thai từ tháng thứ 3 trở đi, sự thay đổi sẽ ngày càng rõ rệt. Lúc này, progesterone và hoocmon estrogen sẽ được thai nhi và nhau thai tiết ra. Việc này là nguyên nhân khiến tăng sắc tố da khiến các vết rạn da bắt đầu xuất hiện có màu sắc sẫm hơn, đồng thời còn xuất hiện các vết thâm nám.

Do cơ địa

Cơ địa của mỗi người mỗi khác. Do đó, những mẹ ít bị rạn hơn là nhờ có cấu trúc da bền vững với độ đàn hồi cao, đồng thời những người có cấu trúc da yếu thì ngược lại, sẽ dễ bị rạn da khi mang thai.

Hiện tượng rạn da khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý an toàn

Cơ địa của mỗi mẹ đều ảnh hưởng đến tình trạng rạn da

Tăng cân quá nhanh

Tăng cân trong thời gian mang thai là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá nhanh thì sẽ khiến da mẹ bầu bị kéo dãn và dần mất sự đàn hồi.

Do di truyền

Di truyền cũng là yếu tố dẫn đến rạn da khi mang thai. Khi những người có cùng huyết thống từng bị rạn da trong quá trình mang thai thì những người còn lại cũng có khả năng cao cũng gặp phải tình trạng này.

Bên cạnh đó, nếu mẹ mang đa thai, hoặc trọng lượng thai nhi lớn cũng gây rạn da nhiều hơn. Nguyên nhân là do tử cung cần phải dãn rộng để có đủ không gian chứa thai nhi khiến vùng da quanh bụng dễ bị rạn hơn bất cứ vị trí nào khác.

Hiện tượng rạn da khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý an toàn

Rạn da khi mang thai cũng có khả năng do di truyền

Dấu hiệu rạn da khi mang thai cần lưu ý

Dưới đây là 3 dấu hiệu rạn da khi mang thai cần được mẹ bầu chú ý:

Ngứa hoặc khó chịu trên da

Vết rạn là những tổn thương nhỏ trên làn da. Khi cân nặng tăng nhanh chóng thì làn da bị kéo căng quá đột ngột gây tổn thương cho da. Khi cơ thể tự chữa lành các tổn thương này thường gây ra cảm giác ngứa như khi “lên da non”. Do đó, khi các vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi, mông,… có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thì khả năng cao mẹ đã bị rạn da.

Hiện tượng rạn da khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý an toàn

Ngứa ngáy, khó chịu là một dấu hiệu của rạn da

Xuất hiện vết lõm, gờ nhẹ trên da

Khi trên bề mặt da xuất hiện các vết lõm hay gờ nhẹ, sờ vào khu vực da này có cảm giác mỏng và bị kéo căng hơn so với vùng da xung quanh. Nguyên nhân dẫn đến do các sợi collagen và elastin khi da bị kéo căng quá mức ở dưới da bị xáo trộn và đứt gãy.

Xuất hiện các vệt màu bất thường trên da

Khi mới hình thành, các vết rạn thường nhỏ, có màu hồng hoặc đỏ nhạt. Theo thời gian thì có xu hướng phát triển lớn hơn, chuyển dần sang màu đỏ, tím hoặc nâu. Để kịp thời ngăn chặn, mẹ bầu hãy để ý đến các vệt màu bất thường xuất hiện trên da.

Cách xử lý rạn da an toàn hiệu quả

Rạn da khi mang thai rất khó biến mất, do đó mẹ cần có phương pháp điều trị rạn da hiệu quả để lấy lại làn da săn chắc, khỏe mạnh sau khi mang thai. Dưới đây là gợi ý một số cách phòng ngừa rạn da khi mang thai hiệu quả mà lại an toàn, mẹ bầu có thể tham khảo trong quá trình chăm sóc bầu.

Bổ sung dưỡng chất cho da

Chăm sóc da từ trong ra ngoài sẽ giúp da chắc khỏe, đồng thời giúp tăng tính đàn hồi là biện pháp hiệu quả mẹ bầu nên áp dụng nhằm hạn chế tối đa tình trạng rạn da trong thai kỳ. Mẹ bầu cần bổ sung các loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ cho da như thực phẩm giàu vitamin E, omega-3,… Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại kem dưỡng da hằng ngày mẹ nên ưu tiên những loại kem chứa nhiều vitamin A.

Kiểm soát cân nặng

Mẹ cần có một chế độ an khoa học và điều độ để vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể mẹ và thai nhi, đồng thời cũng để kiểm soát việc tăng cân trong khi mang thai để cân nặng không tăng mất kiểm soát dẫn đế rạn da.

Hiện tượng rạn da khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý an toàn

Tăng cân không kiểm soát dễ dẫn đến rạn da

Duy trì độ ẩm cho da

Mẹ bầu có thể sử dụng các loại tinh dầu cũng như kem dưỡng ẩm để làn da được cung cấp đủ độ ẩm, hạn chế rạn da. Mẹ cần chú ý khi massage với tinh dầu cần chú ý lực tay, không nên xoa mạnh vào bụng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Chăm chỉ tập thể thao

Vận động đều đặn không chỉ giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh, giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn thì việc này cũng tăng tính đàn hồi cho da, hạn chế các vết rạn da.

Uống đủ nước khi mang thai

Cần uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh cùng làn da đủ ẩm, mịn màng. Uống đủ nước giúp nuôi dưỡng làn da, đồng thời còn hạn chế một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và tim mạch.

Hiện tượng rạn da khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý an toàn

Uống nước cấp đủ ẩm hạn chế rạn da

Sử dụng kem chống rạn da

Sử dụng kem chống rạn da dễ dàng đem lại hiệu quả cao cho mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ cần cẩn thận lựa chọn sản phẩm phù hợp cho cơ thể, tránh những loại kem có nhiều hóa chất vì nó gây hại cho sức khỏe của mẹ cùng thai nhi.

Ngoài những biện pháp kể trên thì còn có rất nhiều mẹ bầu lựa chọn việc sử dụng các liệu trình chăm sóc bầu tại spa để phòng ngừa rạn da khi mang thai ngay từ những tháng đầu của thai kỳ. Mama Maia Spa là một spa nhận được nhiều đánh giá tích cực của các mẹ bầu tại khu vực Hà Nội.

Tại spa, các chuyên viên sẽ giúp mẹ massage bầu thư giãn, giảm đau mỏi toàn thân kết hợp dùng tinh dầu tự nhiên dưỡng da toàn thân. Đồng thời, mẹ cũng sẽ có liệu trình chăm sóc da mặt riêng với trong gói chăm sóc bầu.

Hiện tượng rạn da khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý an toànHiện tượng rạn da khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý an toànHiện tượng rạn da khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý an toàn

Liệu trình chăm sóc bầu giúp mẹ thư giãn, giảm đau nhức