1022 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Trong quá trình mang thai và sinh con, bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn sự thuận lợi và tốt lành.Tuy nhiên trong quá trình này luôn tiềm ẩn những  nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, trong đó có ngôi thai mông hay còn được gọi là ngôi thai ngược. Vậy những khác biệt giữa ngôi thai mông và ngôi thai thuận là gì? Dấu hiệu chuyển dạ của thai ngôi mông là gì? 

Ngôi thai mông là gì?

Dau Hieu Chuyen Da Cua Thai Ngoi Mong La Gi Mama Maia Spa 1 (1)

Ngôi thai ngược là tình trạng thai nhi không quay đầu xuống dưới trước thời điểm sinh

Trong điều kiện bình thường, dưới 28 tuần thai kỳ, vị trí của thai nhi trong bụng mẹ thường chuyển động và biến đổi liên tục. Nhưng khi gần thời điểm sinh, thai nhi thường ổn định hơn và ít di chuyển. Từ tuần thứ 34 trở đi, hầu hết các thai nhi đều ổn định.

Ngôi thai, là phần thấp nhất của thai nhi trong tử cung của mẹ, là phần đầu tiên chuyển dạ. Vị trí của ngôi thai có vai trò quan trọng trong quá trình sinh. Vị trí chuẩn của thai nhi trong giai đoạn cuối là đầu hướng về đáy tử cung, mông hướng về ngực mẹ, và nằm ngang theo trục dọc của tử cung. Sinh nở sẽ dễ dàng hơn nếu thai nằm thuận.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, từ tuần thứ 34 đến 36 trở đi, mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên trên gọi là ngôi thai ngược hoặc ngôi mông

Các loại ngôi thai mông phổ biến và đặc điểm của từng loại:

  • Ngôi mông đủ: em bé quay mông hướng xuống dưới, đầu gối co lại và đùi gập vào gần như tư thế ngồi xổm.
  • Ngôi mông thiếu: phần mông của thai nhi quay xuống dưới, nhưng chân và tay lại duỗi thẳng lên trên.
  • Ngôi ngược kiểu chân: chân của thai nhi sẽ thấp hơn mông và chân sẽ ra đầu tiên khi mẹ sinh thường.

Nguyên nhân gây ra ngôi thai mông:

Các trường hợp dễ mắc phải bao gồm: 

  • Sinh non: Khi thai nhi chưa đủ tháng, thai vẫn chưa hoàn thiện khả năng điều chỉnh và cố định tư thế thuận lợi trong tử cung và có thể chuyển dạ sớm do một số yếu tố như mẹ bầu bị stress, suy dinh dưỡng, nhau bong…
  • Sinh đúng thời điểm nhưng có bất thường ở mẹ hoặc thai: Đối với mẹ, khung chậu hẹp có thể ngăn cản việc di chuyển và điều chỉnh vị trí của thai nhi. Các trường hợp mẹ đã sinh nhiều lần hoặc sinh con rạ cũng có nguy cơ cao hơn.”

Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai mông là gì?

Dau Hieu Chuyen Da Cua Thai Ngoi Mong La Gi Mama Maia Spa 2 (1)

Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai mông và ngôi thai thuận tương đối giống nhau

Thông qua siêu âm trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể xác định chính xác ngôi thai của thai nhi, liệu có phải là ngôi thuận hay ngôi thai mông. Các chuyên gia cho biết, khi chuyển dạ,dù là ngôi nào mẹ bầu sẽ trải qua những dấu hiệu sau:

  • Bụng tụt: Trong những ngày cuối của thai kỳ, thai nhi di chuyển vào khu vực xương chậu, khiến cho bụng của mẹ bầu tụt xuống thấp hơn.
  • Cơ co chuyển dạ: Trước khi chuyển dạ, tử cung sẽ có những cơn co thắt, tuy nhiên tần suất và mạnh mẽ của chúng sẽ tăng lên, gây ra đau đớn và khó chịu.
  • Tăng tiết dịch nhầy cổ tử cung: Khoảng từ tuần thứ 37 trở đi, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn để chuẩn bị cho việc sinh.
  • Cổ tử cung giãn nở: Cổ tử cung thường mở rộng và mỏng đi trong vài tuần trước khi chuyển dạ.
  • Tiêu chảy: Do ảnh hưởng của hormone, mẹ bầu có thể bị tiêu chảy hoặc buồn nôn
  • Biến động cân nặng: Trong những ngày cuối của thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có thể biến động do sự tăng hoặc giảm lượng nước ối.
  • Đau lưng và chuột rút: Cơn đau mỏi lưng và chuột rút trở nên nghiêm trọng hơn do các cơ khớp vùng chậu bị kéo căng chuẩn bị cho việc sinh.
  • Vỡ ối: Khi túi ối vỡ, điều này cho thấy thai nhi đã sẵn sàng chào đời.

Nếu mẹ bầu có ngôi thai mông, ngoài các dấu hiệu trên các dấu hiệu khác có thể bao gồm quá trình chuyển dạ kéo dài hơn và đau đớn nhiều hơn, đặc biệt là khi cổ tử cung bắt đầu mở. Khi màng ối vỡ, cũng có thể xuất hiện phân su.

Ngôi thai mông tuy không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng cũng có thể khiến mẹ bầu lo lắng về những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm vì hiện nay đã có nhiều phương pháp hỗ trợ sinh an toàn và hiệu quả cho thai mông. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về ngôi thai mông và các dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai mông!

Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết, mọi người sẽ có thông tin về dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai mông trong những tháng cuối thai kỳ. Mẹ có thể lựa chọn phương pháp massage bầu để chuẩn bị sức khỏe và tinh thần cho quá trình sinh nở sắp diễn ra.

Trong số các spa chăm sóc bầu hàng đầu tại Hà Nội, Mama Maia Spa là địa điểm được nhiều mẹ bầu lựa chọn để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong thai kỳ. Với hơn 300.000 khách hàng, bao gồm cả những người nổi tiếng, đã lựa chọn Mama Maia Spa để đồng hành trên hành trình làm mẹ của mình.

Mỗi mẹ bầu khi đến với Mama Maia Spa sẽ được tận hưởng một liệu trình chăm sóc đặc biệt, bao gồm massage bầu bấm huyệt kỹ thuật Nhật, chăm sóc da với tinh dầu và nguyên liệu tự nhiên, điều trị đá nóng để thúc đẩy tuần hoàn máu, ngâm chân thảo dược,… Tất cả những điều này giúp mẹ bầu thư giãn hoàn toàn và không còn mệt mỏi sau khi hoàn thành liệu trình chăm sóc.

Giải đáp: Bà bầu ăn hạt sen sống được không?

Giải đáp: Bà bầu ăn hạt sen sống được không?

Mẹ nên chăm sóc bầu từ những tháng đầu tiên