1028 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh là sự cố không mong muốn của nhiều gia đình có mẹ đẻ. Vậy nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cách điều trị cho mẹ như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để cùng Mama Mia Spa tìm hiểu nhé!

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh liệu có nguy hiểm 

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại vùng da hoặc các mô sâu hơn ở chỗ vết mổ sau khi một người phụ nữ trải qua ca phẫu thuật mổ lấy thai. Việc này thường do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trong hoặc sau quá trình phẫu thuật, dẫn đến viêm, đau, sưng và có thể có mủ hoặc chất lỏng khác chảy ra từ vết mổ.

Bên cạnh đó, nhiễm trùng vết mổ sau sinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ, bởi nó có thể kiến mẹ bị nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh mẹ cần lưu ý

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh có thể biểu hiện qua một số các triệu chứng dưới đây:  

Triệu chứng da và vết mổ

  • Đỏ và sưng: Vùng da quanh vết mổ trở nên đỏ và sưng tấy hơn so với bình thường và có dấu hiệu hở dần vết mổ sau sinh ra.
  • Nóng: Da xung quanh vết mổ có thể cảm thấy nóng hơn so với cá vùng da khác.
  • Đau: Cảm giác đau nhói hoặc nhức tại vết mổ sau sinh .
  • Mủ: Xuất hiện mủ hoặc chất lỏng không màu hoặc màu vàng tại vết mổ sau sinh.
  • Mùi hôi: Xuất hiện mùi hôi khó chịu từ vùng vết mổ, đây có thể là dấu hiệu của vi khuẩn hoặc nhiễm trùng nấm.

Triệu chứng toàn thân

  • Sốt: Cơ thể có thể phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ để chống lại vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng.
  • Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối hoặc mệt mỏi hơn so với bình thường.
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy: Có thể có các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Đau bụng hoặc đau ở vùng vết mổ: Đau bụng hoặc đau ở vùng vết mổ có thể là dấu hiệu của vi khuẩn lan ra các cơ quan bên trong.
  • Khó khăn hoặc đau khi tiểu tiện: Có thể có các triệu chứng của viêm nhiễm đường tiểu hoặc vi khuẩn lan ra cơ quan liên quan.

Dau Hieu Nhiem Trung Vet Mo Sau Sinh 2

Sốt là một trong những dấu hiệu nhận của tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh 

Phân loại nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có thể được phân loại thành 3 loại chính dựa trên vị trí nhiễm trùng và mức độ sau:

  • Nhiễm trùng vết mổ nông: Loại nhiễm trùng này chỉ ảnh hưởng đến các lớp bề mặt da và mô dưới lớp da gần với vết mổ. Thường biểu hiện qua việc sưng, đỏ và đau tại khu vực vết mổ có thể có một ít mủ.
  • Nhiễm trùng vết sâu: Nhiễm trùng này lan rộng hơn và các lớp da và mô dưới da sâu hơn, có thể lan tới cơ. Xuất hiện các triệu chứng sưng, đỏ và đau nhiều hơn so với nhiễm trùng vết mổ nông. Có thể xuất hiện mủ và các triệu chứng của viêm nhiễm lan rộng.
  • Nhiễm trùng cơ quan: Nhiễm trùng loại này lan rộng vào các cơ quan bên dưới da hoặc các cơ quan nội tạng. Có các biểu hiện thông qua các triệu chứng như sốt, đau vùng cơ quan,… .

Cách điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh cho mẹ

Một số phương pháp điều trị trạng thái bị nhiễm trùng vết mổ nông sau sinh và nhiễm trùng vết mổ sâu sau sinh mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị nhiễm trùng vết mổ nông

  • Vệ sinh và làm sạch vết mổ: Loại bỏ mủ và bã nhờn, rửa sạch vùng vết mổ với dung dịch chứa nước muối sinh lý hoặc dung dịch tẩy rửa kháng khuẩn.
  • Sử dụng kháng sinh: Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Loại kháng sinh mà bác sĩ kê được sử dụng phụ thuộc tùy vào loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và độ nhạy cảm của chúng với thuốc.
  • Chăm sóc và bảo vệ vết mổ: Bảo vệ vết mổ khỏi vi khuẩn bên ngoài bằng cách sử dụng băng dính y tế hoặc băng gạc sạch, thay đổi băng thường xuyên và giữ vết mổ luôn khô ráo.

Điều trị nhiễm trùng vết mổ sâu

  • Phẫu thuật dọn sạch vết mổ: Trong một số trường hợp, việc loại bỏ mô nhiễm trùng có thể là cần thiết. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để dọn sạch vết mổ và loại bỏ mô bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh thường được sử dụng sau phẫu thuật để ngăn chặn vi khuẩn tái phát triển và giúp làm lành vết mổ.
  • Hỗ trợ điều trị: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau và khó chịu cho các sản phụ.
  • Chăm sóc và bảo vệ vết mổ: Tương tự như với vết mổ bị nhiễm trùng nông, việc bảo vệ và chăm sóc vết mổ là rất quan trọng, bao gồm sử dụng băng dính y tế và thay băng thường xuyên.

Dau Hieu Nhiem Trung Vet Mo Sau Sinh 3

Các cách điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh cho các sản phụ

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho các gia đình có mẹ bầu chuẩn bị đi sinh mổ hay đã sinh xong sẽ hiểu thêm về những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cách điều trị cho mẹ. Qua đó các mẹ phải chú trọng đến việc kiểm tra và phòng ngừa nhiễm trùng, chủ động chăm sóc bản thân để tránh bị nhiễm trùng vùng mổ sau sinh. 

Sau sinh, các mẹ có thể tham khảo và trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Mama Maia Spa để tận hưởng những phút giây thư giãn tuyệt vời cũng như giải quyết các vấn đề hay gặp hậu sản như đau mỏi toàn thân, mất ngủ, stress, …

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Massage bấm huyệt chăm sóc giúp mẹ phục hồi, thon gọn hiệu quả

Mama Maia Spa tự hào là spa uy tín với các liệu trình chuyên sâu giúp cải thiện tình trạng trên với những gói massage sau sinh hàng đầu được hàng ngàn mẹ bỉm tin chọn, giúp mẹ thả lỏng, giảm stress trong khoảng thời gian chăm sóc con nhỏ mệt mỏi.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Dùng đá nóng tác động đả thông kinh lạc giúp mẹ thư giãn và ngủ ngon hơn