1403 lượt xem
Rate this post

Massage chân là liệu pháp được rất nhiều mẹ bầu yêu thích, giúp giảm đau nhức trong thai kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều mẹ đang thắc mắc về việc nên hay không massage chân khi mang thai? Thực tế, nếu được thực hiện đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé. 

Massage chân khi mang thai và lợi ích tuyệt vời

Massage chân rất tốt cho mẹ bầu

Massage chân tốt cho bà bầu

  • Về sức khỏe

Cơ thể mẹ sẽ tích tụ nhiều chất lỏng dư thừa trong thai kỳ. Hơn nữa, tử cung lớn dần cũng tạo áp lực lên tĩnh mạch vùng chậu và mạch chủ, làm cho máu ở chân lưu thông chậm, gây ứ đọng, đau nhức, sưng phù. Và thường xuyên massage chân sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng này hiệu quả.

  • Về tinh thần

Massage chân với các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu thư giãn tốt nhất. Đồng thời, nó còn rất cần thiết cho những mẹ lần đầu mang thai, những mẹ luôn lo lắng và căng thẳng. Đặc biệt với những mẹ bầu có dấu hiệu trầm cảm, thì massage chân có thể giúp mẹ cải thiện tâm trạng, em bé sinh ra sẽ được khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ sinh non.

Massage chân cũng rất tốt cho thai nhi

Massage chân cho bà bầu tốt cho thai nhi

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời dành cho mẹ, massage chân còn giúp kích thích sự phát triển của thai nhi. Mỗi khi xoa bóp bàn chân, em bé trong bụng sẽ có thể cảm nhận và phản ứng lại bằng cách di chuyển bên trong bụng mẹ. Cho nên, việc massage chân thường xuyên sẽ giúp tăng cường sự gắn kết giữa cả mẹ và bé.

Mẹ có thể nhờ chồng hoặc người thân thực hiện những động tác massage chân đơn giản tại nhà. Hay tới các spa bầu uy tín để thực hiện massage chân đúng cách và an toàn. 

Trường hợp không nên thực hiện massage chân

Dù massage chân sẽ đem đến cho bà bầu cảm giác thoải mái, dễ chịu, nhưng những trường hợp dưới đây không nên massage chân: 

Tiền sản giật

Không nên massage chân khi bị tiền sản giật

Là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm do huyết áp tăng cao và có những dấu hiệu tổn thương của nhiều cơ quan khác, điển hình là thận. Ở những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng này là rất cao. Biểu hiện ở một số triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, thay đổi thị lực,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể gặp phải tình trạng tay chân bị phù và cân nặng tăng đột ngột. Do đó, mẹ bầu không nên massage chân và chỉ nên thực hiện khi được bác sĩ đồng ý.

Huyết khối tĩnh mạch sâu 

Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh có liên quan đến tình trạng máu đóng cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể. Từ đó, làm cho chân bà bầu sưng lên, kèm theo đau nhức dữ dội. Cho nên, nếu mẹ bầu bị chứng bệnh này, thì việc massage chân có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do khi massage sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch, khiến cục máu đông tách khỏi thành tĩnh mạch và bắt đầu di chuyển. Khi nó di chuyển đến phổi, sẽ ngăn chặn dòng chảy của máu và gây ra các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp mẹ bầu hiểu thêm về lợi ích của việc massage chân. Bên cạnh đó, nếu mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu thì không nên thực hiện liệu pháp massage chân này nhé.