1192 lượt xem
5/5 - (8 bình chọn)

Chóng mặt là triệu chứng rất hay gặp phải với phụ nữ mang thai, khiến cho mẹ cảm thấy quay cuồng, choáng váng và đi đứng mất thăng bằng. Hiện tượng chóng mặt buồn nôn khiến những ngày thai nghén của mẹ nặng nề hơn. Hãy tìm hiểu các biện pháp giảm chóng mặt khi mang thai nhanh chóng ngay trong bài sau.

Vì sao mẹ bầu hay bị chóng mặt trong thai kỳ?

Mẹo giúp mẹ giảm chóng mặt khi mang thai

Nguyên nhân khiến mẹ bị chóng mặt khi mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ

Nguyên nhân khiến mẹ bầu chóng mặt trong thai kỳ sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn mang thai, bao gồm cả các thay đổi trong cơ thể. Chủ yếu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nội tiết tố cơ thể thay đổi và cùng những thay đổi khác trong cơ thể làm giãn nở thành mạch máu, khiến mẹ bầu hạ huyết áp và xảy ra tình trạng chóng mặt. Ốm nghén cũng khiến mẹ bầu mệt mỏi và choáng váng, chóng mặt khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mang thai, lượng máu tăng lên từ 30-50% để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, khiến huyết áp của mẹ tăng và dẫn tới chóng mặt.

Ngoài ra còn có những lý do khác khiến mẹ bầu bị chóng mặt còn kể tới như cơ thể mất nước, lượng đường huyết sụt giảm do tiểu đường thai kỳ, tình trạng tiền sản giật, cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt… Bởi vậy, mẹ cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân vì sao bị chóng mặt và các cách giảm chóng mặt khi mang thai để phòng ngừa bị chóng mặt đột ngột.

Mẹo giúp mẹ giảm chóng mặt khi mang thai

Mẹo giúp mẹ giảm chóng mặt khi mang thai

Chuyển sang tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng trái

Khi gặp phải các triệu chứng chóng mặt buồn nôn, mẹ có thể áp dụng những mẹo hỗ trợ giảm chóng mặt khi mang thai nhanh chóng sau đây:

  • Mẹ hãy nhờ người xung quanh mở cửa ra vào và cửa sổ để không khí lưu thông, hoặc tới những nơi thông thoáng hơn.
  • Ngồi xuống từ từ để tránh bị ngã hoặc ngồi với tư thế cúi đầu xuống khoảng giữa hai đầu gối. Khi mẹ cảm thấy đỡ hơn, mẹ có thể đứng dậy từ từ bởi các chuyển động đột ngột có thể làm tình trạng chóng mặt của mẹ tồi tệ hơn.
  • Nằm nghiêng sang bên trái tốt hơn tư thế nằm ngửa, mẹ hãy duy trì nằm nghiêng bên trái đặc biệt khi thai nhi đã lớn dần vào những tháng cuối mang thai.
  • Uống nhiều nước trong ngày, cố gắng bổ sung đủ từ 6-8 ly nước/ngày.
  • Chuẩn bị đồ ăn nhẹ và nước, sử dụng khi bị chóng mặt để nạp năng lượng nhanh khi mẹ bị giảm đường huyết.
  • Tắm nước lạnh nếu cơ thể có cảm giác lâng lâng.

Nếu mẹ bị chóng mặt do đói, thay đổi tư thế đột ngột hay do bị nóng thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu các cơn chóng mặt xảy ra thường xuyên khi mang thai thì mẹ cần tới gặp bác sĩ, đặc biệt khi chóng mặt kèm theo nhức đầu dữ dội, tê bì, mờ mắt, nói ngọng, chảy máu âm đạo, khó thở, tức ngực… Bên cạnh đó, nếu thấy chóng mặt kèm đi kèm với dấu hiệu tim đập nhanh, đau bụng thì cần khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung nguy hiểm.

Chăm sóc bầu trong các giai đoạn thai kỳ rất quan trọng, vừa giúp mẹ khỏe mạnh, vừa giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe thường gặp như chuột rút, phù nề, mệt mỏi, đau nhức.. Mẹ có thể lựa chọn các spa uy tín với dịch vụ chăm sóc bầu chất lượng cao để thực hiện chăm sóc bầu thường xuyên. Sở hữu sức khỏe tốt còn giúp phòng ngừa và giảm chóng mặt khi mang thai hiệu quả.

Mẹo giúp mẹ giảm chóng mặt khi mang thai

Massage đầu cổ vai gáy giảm đau mỏi và giúp mẹ ngủ ngon hơn

Hiện nay tại Hà Nội Mama Maia Spa là địa điểm massage bầu top đầu được rất nhiều mẹ yêu thích. Các liệu trình chăm sóc bầu nơi đây tập trung vào massage bấm huyệt theo kỹ thuật dưỡng sinh Nhật Bản, kết hợp massage đá nóng, ngâm chân thảo dược tăng tuần hoàn máu, chăm sóc làn da toàn thân và da mặt chuyên sâu.. Mẹ sẽ hoàn toàn hài lòng khi trải nghiệm các gói liệu trình chăm sóc tại Mama Maia Spa.

Mẹo giúp mẹ giảm chóng mặt khi mang thai

Chăm sóc massage toàn thân với tinh dầu tại Mama Maia Spa

MC Vân Hugo chia sẻ về trải nghiệm chăm sóc bầu thư giãn cùng Mama Maia Spa