1044 lượt xem
Rate this post

Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Đây là một câu hỏi chứa nhiều nỗi lo của các chị em phụ nữ khi mang bầu. Có nhiều trường hợp mẹ bầu có tinh thần thoải mái, ăn nhiều, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và cân nặng tăng rất nhanh nhưng trong khi con lại rất còi. Vậy vấn đề ở đây là nằm ở chỗ nào? Các bà mẹ bầu đã biết cách ăn gì để vào con không vào mẹ chưa? Hãy cùng Mama Maia Spa để tìm hiểu nguyên nhân là do đâu sau bài viết này nhé!

Sai lầm trong chế độ ăn mà mẹ bầu chưa biết 

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, một số sai lầm trong chế độ dinh dưỡng có thể gây tăng cân không mong muốn cho bà bầu và đồng thời thiếu chất cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến:

  • Ăn cho cả 2 người chứ không phải ăn gấp đôi: Có rất nhiều mẹ bầu có suy nghĩ là ăn càng nhiều thì con hấp thụ càng nhiều chất dinh dưỡng để bé khỏe mạnh và phát triển tốt, nên thường ăn cho cả phần của con. Nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm hoàn toàn, thai nhi trong bụng các mẹ bầu có khối lượng rất nhỏ nên chế độ dinh dưỡng cho em bé không thể như một người trưởng thành. Các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo các mẹ bầu chỉ ăn nhiều hơn thường ngày một ít. Mỗi giai đoạn thai kỳ thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau để bé có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Nếu mẹ bầu không bổ sung chất dinh dưỡng một cách khoa học thì sẽ gặp phải tình trạng mẹ càng ngày càng tăng cân còn con trong bụng thì thiếu chất.
  • Chia nhỏ bữa ăn nhưng khẩu phần ăn thì không giảm, ăn vặt nhiều: Theo bác sĩ thì mẹ bầu phải chia 3 bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ gồm 3 bữa chính và các bữa phụ, bên cạnh đó khẩu phần ăn phải giảm theo tỷ lệ nghịch để tránh trường hợp nạp quá nhiều thức ăn trong ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp các mẹ bầu tránh được tình trạng ăn để vào con không vào mẹ, đồng thời cũng giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm tích tụ mỡ thừa, bớt nôn nghén.
  • Sợ tăng cân nên nhịn ăn: Đây là một suy nghĩ sai lầm, chế độ ăn trong thời gian mang thai của phụ nữ rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Các mẹ bầu tuyệt đối không được nhịn ăn để giảm cân trong giai đoạn này.

Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ

Sai lầm trong chế độ dinh dưỡng khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng con thì còi

Dưỡng chất cần có trong quá trình mang bầu 

Mang thai đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai:

  • Sắt: Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và ngăn chặn tình trạng thiếu máu ở mẹ. 
  • Canxi: Hỗ trợ sự phát triển xương và răng của thai nhi. 
  • DHA (Axit béo omega-3): Quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh, đặc biệt là não của thai nhi. 
  • Protein: Hỗ trợ sự phát triển cơ bắp, tạo ra các cơ quan và mô mới của thai nhi. 
  • Vitamin D: Quan trọng cho sự hấp thụ canxi và phosphorus, giúp xây dựng xương và răng. 
  • Zinc: Hỗ trợ sự phát triển của hệ thống miễn dịch của thai nhi. Nguồn thức ăn: 
  • Vitamin C: Hỗ trợ hấp thụ sắt, hỗ trợ sự phát triển của da, xương, và răng của thai nhi. Có ở trong các loại: Cam, dâu, cà chua, bưởi.
  • Vitamin A: Quan trọng cho sự phát triển của mắt, da, và hệ thống miễn dịch của thai nhi. 
  • Chất Xơ: Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón. 

Bau An Gi De Vao Con Khong Vao Me

Các dưỡng chất cần có trong quá trình mang bầu

Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ

  • Tinh bột: Là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng top đầu trong danh sách các loại thực phẩm giúp mẹ bầu ăn để vào con không vào mẹ. Tinh bột mẹ bầu phải nạp vào cơ thể thường xuyên, có thể ăn nhiều bữa nhưng lượng tinh bột nạp vào phải giảm đi.
  • Thịt: Các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà. Nhưng ăn nhiều thịt chán cũng ngán nên mẹ bầu có thể thỉnh thoảng đổi bữa ăn sang cá, cua, ghẹ,… .Các mẹ bầu cần xây dựng thực đơn ăn để vào con không vào mẹ thay đổi trong các tuần để tránh tình trạng ngán không muốn ăn.
  • Cá: Các  loại cá như cá hồi, cá trôi, cá chép, cá rô phi,… vì chúng bổ sung Omega 3 giúp mẹ bầu ăn để vào con không vào mẹ. Bạn có thể thay đổi cách chế biến của những loại cá này để ăn ngon miệng hơn.
  • Rau xanh: Chất xơ có trong rau xanh giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón, các loại rau có màu xanh đậm cũng giúp cho mẹ bầu ăn để vào con không vào mẹ. Bởi nó có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi.
  • Trái cây: Ngoài rau củ thì trái cây cũng giúp các mẹ bầu cung cấp nhiều chất xơ, vitamin A và vitamin C. Giúp tốt cho hệ tiêu hóa, tránh nguy cơ táo bón, trĩ và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Các mẹ bầu cũng có thể ép hoa quả để lấy nước uống hoặc sau sinh tố để dùng cho các bữa phụ nhé.
  • Trứng: Là loại thực phẩm được các mẹ bầu lựa chọn và đưa vào danh sách thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, các mẹ bầu chỉ nên ăn 3 – 4 quả trong 1 tuần như vậy là quá đủ chất rồi.
  • Sữa: Mẹ bầu nên bổ sung sữa và các chế phẩm được làm từ sữa trong thai kỳ để tăng cường protein, vitamin D, canxi và các dưỡng chất khác. Các mẹ bầu nên uống 2 – 3 cốc sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng.

Bau An Gi De Vao Con Khong Vao Me

Ăn gì để vào con không vào mẹ cho các mẹ bầu

Bí quyết bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ

Để đảm bảo rằng dinh dưỡng “ăn gì để vào con không vào mẹ”, mục tiêu là tăng cường dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi mà không làm tăng quá mức lượng calo tiêu thụ, qua đó kiểm soát tăng cân trong thai kỳ. Dưới đây là một số bí quyết:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để duy trì sự hydrat hóa và hỗ trợ tiêu hóa. Điều này cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và tránh nhầm lẫn giữa cảm giác khát và đói.
  • Duy trì thói quen vận động: Tập thể dục đều đặn với sự chấp thuận của bác sĩ giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Các hoạt động như đi bộ nhanh, bơi lội, và yoga cho bà bầu là lựa chọn tốt.
  • Hạn chế ăn đường và thực phẩm chế biến: Giảm lượng đường và thực phẩm chế biến trong chế độ ăn uống, vì chúng thường chứa nhiều calo và ít dưỡng chất.
  • Nhai kỹ no lâu: Những thay đổi hormone trong thai kỳ khiến bà bầu có cảm giác nhanh đói hơn. Để tránh phải nạp thêm calo vào cơ thể mẹ nên tập thói quen nhai kỹ no lâu. Thay vì ăn nhanh, vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại nên tập trung ăn uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn không gian thưởng thức ở nơi yên tĩnh, ăn châm để dạ dày có cảm giác nhanh no.
  • Lắng nghe cơ thể: Ăn khi đói và dừng lại khi no. Học cách nhận biết và tôn trọng các tín hiệu đói và no từ cơ thể giúp kiểm soát tăng cân.

Bau An Gi De Vao Con Khong Vao Me

Duy trì thói quen thể dục giúp dinh dưỡng vào bé dễ dàng hơn

Chế độ ăn cho từng giai đoạn của thai kỳ

Dưới đây là một hướng dẫn tổng quan về chế độ ăn cho từng giai đoạn của thai kỳ:

Giai Đoạn Đầu Thai Kỳ (3 tháng đầu)

  • Trong giai đoạn này mẹ bầu không cần nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Nhưng phải luôn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất như tinh bột, vitamin, protein,…  
  • Tăng cường tiêu thụ folate và acid folic từ thực phẩm hoặc bổ sung để giảm nguy cơ các vấn đề ống nơ-ral ở thai nhi. Chất này các mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ khoảng 400 – 600 microgam mỗi ngày và trong suốt 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
  • Bổ sung thêm vitamin B6 để giảm nguy cơ sảy thai và buồn nôn.
  • Bổ sung protein từ thực phẩm như thịt, cá, đậu nành, và quả hạch để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  • Chất Xơ: Tăng tiêu thụ chất xơ từ rau xanh, quả, và ngũ cốc nguyên hạt để giảm tình trạng táo bón.

Giai Đoạn Giữa Thai Kỳ (3-6 tháng)

  • Tăng cường canxi và sắt để hỗ trợ phát triển xương và ngăn chặn tình trạng thiếu máu ở mẹ và thai nhi.
  • DHA: Cân nhắc bổ sung axit béo omega-3 DHA từ cá hồi hoặc dầu cá để hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh.
  • Vitamin C: Tăng tiêu thụ vitamin C để hỗ trợ hấp thụ sắt.

Giai Đoạn Cuối Thai Kỳ (Trong 3 tháng cuối)

  • Tiếp tục cung cấp canxi và sắt cho sự phát triển xương và ngăn chặn thiếu máu.
  • Bổ sung thêm chất béo không bão hòa từ dầu cá, dầu hạt lanh để hỗ trợ sự phát triển của não.
  • Protein: Bổ sung protein để hỗ trợ sự phát triển của cơ bắp và tăng trọng của thai nhi.

Giai Đoạn Sau Sinh

  • Lấy dinh dưỡng làm sữa, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, đảm bảo mẹ tiếp tục duy trì chế độ ăn uống cân đối để cung cấp đủ dưỡng chất cho sữa mẹ.
  • Luôn phải đảm bảo đủ canxi và vitamin D đủ trong chế độ ăn hoặc qua bổ sung thêm bằng các thực phẩm chức năng khác.

Bau An Gi De Vao Con Khong Vao Me

Xây dựng chế độ ăn cho từng giai đoạn

Gợi ý một số thực đơn giúp mẹ bầu ăn để vào con không vào mẹ

Bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Việc này cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi mà không làm tăng cân không cần thiết cho mẹ. Dưới đây là gợi ý cho các bữa ăn trong một ngày, nhấn mạnh vào sự cân bằng và đa dạng:

Bữa Sáng

  • Sữa chua dẻo Greek Yogurt Hy Lạp không đường kết hợp với quả mâm xôi và một ít hạt chia. Giúp cung cấp protein, chất xơ, và omega-3.
  • Một ly sinh tố với rau cải xoăn, chuối, bơ, sữa hạnh nhân, và một muỗng bột protein để tăng cường protein và chất xơ.

Bữa Trưa

  • Salad rau diếp với cá hồi nướng, quả bơ, hạt dẻ cười, cà chua cherry. Cung cấp omega-3, chất béo lành mạnh, protein, và nhiều vitamin, khoáng chất.
  • Bánh mì nguyên hạt kẹp ức gà nướng, rau mầm, cà chua, và một ít mayo ít béo.

Bữa Tối

  • Hạt diêm mạch (Quinoa) kèm với rau cải nấu chín, đậu phụ hoặc thịt nạc nướng, và một số rau củ quả hấp như cà rốt và bông cải xanh.
  • Cá hồi nướng với gạo lứt hoặc khoai lang nướng và salad rau mầm. Cung cấp protein, chất xơ, và chất béo omega-3.

Bữa Phụ

  • Bánh mì nguyên hạt với bơ đậu phộng và lát chuối là một lựa chọn tốt cho bữa phụ chiều.
  • Một cốc sinh tố rau xanh như cải bó xôi, quả lựu, sữa hạnh nhân, và một chút mật ong.

Bau An Gi De Vao Con Khong Vao Me

Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ

Nhớ rằng, việc lên thực đơn cần linh hoạt và phù hợp với nhu cầu, sở thích cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất.

Như vậy, trên đây là chia sẻ về cách bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Hy vọng thông tin này có thể giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để áp dụng chế độ ăn khoa học hiệu quả và an toàn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và mẹ vẫn giữ được mức cân nặng mình mong muốn. 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân bằng, việc mẹ bầu chăm sóc cơ thể mỗi ngày đóng vai trò thiết yếu cho sức khỏe của bản thân và sự phát triển tối ưu của thai nhi. Nhằm giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và xua tan các cơn đau nhức trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu thông thái đã lựa chọn sử dụng các liệu trình chăm sóc bầu chuyên nghiệp.

Mama Maia Spa – một trong những spa chăm sóc bầu uy tín hàng đầu tại Hà Nội – tự hào là điểm đến tin cậy của hơn 300.000 mẹ bầu, bao gồm cả những ngôi sao nổi tiếng như siêu mẫu Phương Mai, diễn viên Hoàng Yến, MC Minh Trang,… .

Tại Mama Maia Spa, mẹ bầu sẽ được trải nghiệm liệu trình chăm sóc chuyên sâu với các dịch vụ như:

  • Massage bầu tập trung vào các vùng hay đau mỏi, giúp thư giãn cơ bắp và giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ.
  • Ngâm chân với thảo dược tự nhiên giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, mang lại cảm giác thư thái và dễ chịu.
  • Sử dụng đá nóng đả thông kinh lạc, hỗ trợ giảm đau nhức và tăng cường sức khỏe.

Mẹ bầu ăn lá giang được không? Lưu ý khi mẹ bầu ăn lá giang

Dịch vụ chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa chuyên nghiệp rất được lòng khách hàng

Liệu trình chăm sóc bầu tại Mama Maia Spa không chỉ mang đến sự thoải mái, thư giãn về cơ thể mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả, góp phần tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc cho mẹ và bé. Lựa chọn Mama Maia Spa, mẹ bầu sẽ được:

  • Trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.
  • Sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên, an toàn cho mẹ và bé.
  • Tận hưởng không gian spa sang trọng, ấm cúng và thư giãn.

Hãy liên hệ ngay với Mama Maia Spa để được tư vấn và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ chăm sóc bầu chuyên nghiệp!