1028 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Gan lợn có độc không? Gan lợn, nổi tiếng với hàm lượng sắt và vitamin A dồi dào, từ lâu đã trở thành thực phẩm được nhiều bà bầu ưa chuộng. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích,  trong gan lợn lại tiềm ẩn nguy cơ dư thừa retinol – tiền vitamin A, dẫn đến dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy, câu hỏi “Bà bầu gan lợn được không?” Bài viết dưới đây sẽ đi sâu giải đáp thắc mắc này nhé.

Giá trị dinh dưỡng của gan lợn

Gan Lon Co Doc Khong Ba Bau An Gan Lon Duoc Khong Mama Maia Spa 1

Gan lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ mẹ bầu

Bảo vệ thai nhi khỏi dị tật bẩm sinh

Chỉ với 84g gan lợn mỗi ngày, mẹ bầu đã có thể cung cấp cho cơ thể 60 – 72 mcg vitamin B12, vượt xa mức khuyến nghị 2.6mcg/ngày. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào máu, duy trì hệ thần kinh trung ương và đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mang thai.

Chống thiếu máu hiệu quả

Bên cạnh việc bổ sung sắt, gan lợn còn cung cấp lượng đồng dồi dào – thành phần thiết yếu cho nhiều enzym quan trọng trong cơ thể, giúp chuyển hóa năng lượng, sắt và tổng hợp collagen. Mỗi ngày, mẹ bầu cần 0.9mg đồng để duy trì sức khỏe. Gan lợn chính là nguồn cung cấp lý tưởng cho nhu cầu này.

Hỗ trợ phát triển toàn diện cho thai nhi

Protein là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi. Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung 1g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Gan lợn cung cấp 21 – 26g protein mỗi khẩu phần, đáp ứng 2/3 nhu cầu protein hàng ngày, giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Gan lợn có độc không? 

Mặc dù được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, gan lợn cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ nếu không được sử dụng đúng cách

  • Chứa độc tố: Gan lợn là nơi lọc chất độc cho cơ thể, do đó, nếu lợn được nuôi trong môi trường ô nhiễm hoặc sử dụng thức ăn bẩn, gan có thể chứa nhiều độc tố, kim loại nặng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
  • Cholesterol cao: Gan lợn chứa lượng cholesterol cao, không phù hợp với người có bệnh lý tim mạch, huyết áp cao.
  • Dư thừa vitamin A: Ăn quá nhiều gan lợn có thể dẫn đến dư thừa vitamin A, gây ra các tác hại như: Buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, rụng tóc.

Vậy gan lợn có độc không còn phụ thuộc vào số lượng và tần suất sử dụng và khả năng đào thải của cơ thể.

Bà bầu ăn gan lợn được không?

Gan Lon Co Doc Khong Ba Bau An Gan Lon Duoc Khong Mama Maia Spa 2

Mẹ bầu nên ăn gan chỉ 1-2 lần/ tuần 

Dù gan có thể mang lại một số tác hại như đã đề cập, nhưng không cần phải loại bỏ hoàn toàn gan lợn khỏi chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu. Thực tế, gan vẫn cung cấp một lượng chất dinh dưỡng quan trọng cho cả mẹ và bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai chỉ cần tiêu thụ khoảng 2500 IU vitamin A mỗi ngày. Việc tiêu thụ lượng vitamin A lớn hơn có thể gây biến chứng khi mang thai và tăng nguy cơ cho trẻ sơ sinh mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn gan chỉ 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50g. Đặc biệt, những bà bầu có cao huyết áp, mỡ máu cao,… nên hoàn toàn tránh xa gan lợn.

Ngoài ra, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn gan lợn vì đây là thời kỳ nhạy cảm, có nguy cơ sảy thai cao. Nếu muốn tiêu thụ, hãy chờ đến sau 3 tháng đầu để giảm nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, bà bầu cũng nên chú ý rửa sạch gan và chế biến kỹ lưỡng để tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng có hại.

Bà bầu ăn gan lợn cần chú ý điều gì?

Gan Lon Co Doc Khong Ba Bau An Gan Lon Duoc Khong Mama Maia Spa 3

Cần chọn gan lợn có màu sắc tươi sáng

Khi tiêu thụ gan lợn,  mẹ bầu cần tuân thủ các quy tắc sau đây:

  • Chọn thịt lợn gan có màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu của máu đông. Khi nhấn vào gan, nếu có độ đàn hồi tốt thì chứng tỏ gan tươi và ngon.
  • Tránh ăn gan lợn có màu vàng hoặc tím sẫm, có dấu hiệu nổi sần cục trên bề mặt, vì đây có thể là dấu hiệu của sự nhiễm bệnh.
  • Hạn chế tiêu thụ gan lợn quá mức vì có thể gây ra tác dụng phụ. Mặc dù đã qua chế biến, gan lợn vẫn có thể chứa đựng nhiều độc tố. Mẹ bầu nên ngâm gan lợn trong nước muối từ 10 đến 30 phút trước khi chế biến.
  • Tránh ăn gan lợn chưa qua chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc có thể gây sảy thai.
  • Không nên kết hợp gan lợn với thực phẩm chứa vitamin C, vì hàm lượng đồng và sắt trong gan lợn có thể oxy hóa vitamin C, làm giảm chất lượng của nó.

Qua bài viết trên chắc hẳn các mẹ bầu đã giải đáp được thắc mắc gan lợn có độc không? Bà bầu ăn gan lợn được không và ăn bao nhiêu là hợp lý. Thật vậy, các mẹ nên nhớ rằng việc kết hợp chế độ ăn uống cân đối cùng với lối sống lành mạnh và việc nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng. Đồng thời, trải nghiệm dịch vụ chăm sóc bầu tại spa chăm sóc bầu là một ý tưởng tuyệt vời giúp các bà bầu thư giãn, giảm căng thẳng và stress một cách hiệu quả.

Bà bầu ăn hạt chia được không?

Tác động massage xoa bóp giúp mẹ bầu ngủ ngon

Nếu các mẹ bầu đang ở Hà Nội và muốn tìm một spa đáng tin cậy để thư giãn và chăm sóc bầu, Mama Maia Spa là một sự lựa chọn tuyệt vời. Tại đây, các mẹ sẽ được tiếp đón và chăm sóc chu đáo bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Dịch vụ massage bầu tại Mama Maia Spa không chỉ giúp cải thiện sự lưu thông máu nhờ việc sử dụng đá nóng để giúp thông kinh lạc, mà còn mang lại giấc ngủ sâu và thư giãn hơn mỗi đêm cho các bà bầu. Ngoài ra, liệu pháp massage xoa bóp chuyên sâu áp dụng kỹ thuật Nhật Bản tại đây cũng giúp các mẹ giảm phù nề và chuột rút trong thai kỳ một cách hiệu quả và nhanh chóng.