1138 lượt xem
Rate this post

Trứng ngỗng từ lâu đã được coi là thực phẩm bổ dưỡng và được nhiều mẹ  bầu lựa chọn. Vậy bà bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không và nên ăn như thế nào? Mama Maia Spa sẽ giúp mẹ tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài sau đây.

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng

Trước khi tìm hiểu bà bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không, mẹ nên biết thành phần dinh dưỡng của thực phẩm này với sức khỏe. Theo đó, trong 100 gam trứng ngỗng có chứa:

  • Protein 13 gam
  • Lipid 14,2 gam
  • Vitamin A 360 microgam
  • Canxi 71 miligam
  • Phốt pho 210 miligam
  • Sắt 210 miligam
  • Vitamin B 0,15 miligam
  • Vitamin B2 0,3 miligam

So với trứng gà, hàm lượng dinh dưỡng của trứng ngỗng thấp hơn nhưng lượng lipid và cholesterol lại cao hơn, là hoạt chất không tốt cho sức khỏe tim mạch của bà bầu.

Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?

Trứng ngỗng là thực phẩm bổ dưỡng nhiều bà bầu lựa chọn dùng trong thai kỳ

Tìm hiểu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai rất quan trọng, là thời điểm thai nhi mới bắt đầu hình thành và còn yếu ớt. Do đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ tác động tới sự phát triển của em bé, mẹ cần lưu ý nhiều hơn về dinh dưỡng trong giai đoạn này. Không ít bà bầu cho rằng ăn trứng ngỗng trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không, có tốt không? 

Thời điểm mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng là khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ, khi thai nhi đã ổn định hơn so với thời kỳ đầu và mẹ cần bổ sung thêm các dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của em bé. Giai đoạn đầu mang thai mẹ bầu thường ốm nghén, gây khó khăn trong việc ăn uống. Hàm lượng dinh dưỡng của trứng ngỗng lại cao, có thể khiến mẹ bị khó tiêu, đầy hơi chướng bụng. Do đó mẹ nên tránh ăn trứng ngỗng vào khoảng thời gian này.

Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?

Mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ 4 mang thai khi cơ thể đã khỏe mạnh hơn

Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng ngỗng thì tốt cho sức khỏe?

Trứng ngỗng to gấp 3 lần trứng gà, do dó mẹ chỉ nên ăn nhiều nhất 1-2 quả trứng ngỗng/tuần và mỗi lần chỉ nên bổ sung 1 quả. Không nên ăn quá nhiều trứng ngỗng bởi thực phẩm này có hàm lượng cholesterol cao, khó hấp thu. Mẹ cũng nên chế biến trứng ngỗng thành nhiều món ăn khác để cải thiện thực đơn, tuy nhiên nên ăn trứng chín, tránh ăn trứng còn sống, chưa chín. 

Thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi sử dụng cùng với trứng ngỗng 

Bà bầu cần lưu ý nên tránh ăn trứng ngỗng với các thực phẩm sau đây để không ảnh hưởng tới sức khỏe:

  • Sữa động vật: Trứng ngỗng giàu protein có thể gây ức chế cơ thể tiêu hóa thành phần lactose trong sữa động vật, do đó mẹ nên tránh ăn trứng ngỗng với sữa tươi để không bị khó tiêu, chướng bụng, nôn ói.
  • Nước trà: Hàm lượng lớn acid trong nước trà kết hợp với protein trong trứng ngỗng có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của ruột non và làm cho mẹ bầu táo bón, mẹ cần tránh dùng trứng ngỗng và nước trà một lúc.
  • Các thực phẩm khác: Ngoài ra, trứng ngỗng không nên dùng kèm với thịt thỏ, thịt rùa, tỏi, quả hồng, đậu nành..

Trải qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ mệt mỏi và ốm nghén nhiều, tới tháng thứ 4 mẹ bầu đã bắt đầu khỏe hơn khi thai nhi đã ổn định hơn trong bụng mẹ. Đây cũng là thời điểm các mẹ nên thực hiện chăm sóc bầu chuyên sâu tại các spa uy tín để tăng cường sức khỏe hiệu quả, giải quyết nhiều vấn đề khi mang thai như đau mỏi toàn thân, chuột rút, phù nề, mất ngủ…

Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?

Thực hiện massage bấm huyệt giúp mẹ giảm đau mỏi hiệu quả tại Mama Maia Spa

Nếu mẹ đang ở tại Hà Nội thì có thể tham khảo các liệu trình massage bầu cao cấp tại Mama Maia Spa – spa dành riêng cho các mẹ bầu và mẹ bỉm sữa. Các mẹ có thể lựa chọn cho mình gói liệu trình phù hợp, thực hiện chăm sóc sức khỏe tại spa hay tại nhà để phù hợp hơn với lịch trình của bản thân.

Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?

Sử dụng đá nóng hỗ trợ đả thông kinh lạc và tăng tuần hoàn máu

Giờ thì mẹ đã biết bà bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không và cần lưu ý gì khi ăn rồi. Ngoài trứng ngỗng, các mẹ nên bổ sung hợp lý và cân đối các thực phẩm khác để làm đa dạng hơn bữa cơm hàng ngày, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong suốt thai kỳ.