1416 lượt xem
Rate this post

Mẹ bầu bị huyết áp thấp có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì thế, làm thế nào để cải thiện tình trạng huyết áp, bảo vệ sức khỏe của mẹ và con luôn là vấn đề được các mẹ bầu bị huyết áp thấp quan tâm. Hãy cùng Mama Maia Spa tham khảo những cách chăm sóc bà bầu huyết áp thấp đúng cách ngay sau đây nhé!

Huyết áp thấp gây ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe mẹ và bé?

Ba Bau Bi Huyet Ap Thap

Huyết áp ở một người khỏe mạnh sẽ dao động từ 110/70 – 120/80. Huyết áp thấp được xác định khi bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg. Tuy không phổ biến như huyết áp cao khi mang thai nhưng mẹ bầu bị huyết áp thấp sẽ hay bị hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu,…

Mẹ bầu bị huyết áp thấp là do trong thai kỳ, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Bên cạnh đó, những mẹ mang thai đôi, có tiền sử bệnh huyết áp thấp hoặc do thiếu hụt vitamin B12, axit folic cũng là nguyên nhân huyết áp thấp.

Mẹ bầu bị huyết áp thấp thường có những biểu hiện là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt mỗi khi đứng lên ngồi xuống đột ngột, ngất xỉu, tụt đường huyết,…

Huyết áp thấp khiến mẹ bầu bị ngất xỉu do thiếu hụt lượng oxy và máu lên não, máu không truyền đủ tới các cơ quan trong cơ thể. Khi đó, thai nhi cũng sẽ không nhận đầy đủ lượng máu cần thiết để phát triển.

Cách chăm sóc bà bầu huyết áp thấp

Di Bo De Giam Can 1 555x296

Chăm sóc bà bầu bị huyết áp thấp cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể:

  • Mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Tăng cường những nhóm thực phẩm giàu năng lượng, giàu sắt tốt cho hệ tim mạch.
  • Thêm muối vào món ăn, đồ uống để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Mỗi ngày, mẹ bầu cần nạp khoảng 10-15gr muối.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm giàu tinh bột như: khoai tây, cơm, bánh mỳ.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây, thịt nạc và cá.
  • Uống nước chanh pha đường và muối để giải khát, vừa cung cấp vitamin C cho cơ thể vừa bổ sung lượng khoáng bị thiếu hụt.
  • Nói không với trà, cà phê, rượu, bia và đồ uống có gas.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, bổ sung thêm thực phẩm giàu protein và các loại vitamin
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột, vì điều này sẽ gây tình trạng thiếu máu não tạm thời, gây hoa mắt, chóng mặt,…
  • Hạn chế xông hơi, tắm nước nóng trong phòng kín quá lâu nhằm giảm thiểu nguy cơ bị tụt huyết áp do mất nước, giãn tĩnh mạch.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên: đi bộ, tập yoga hoặc bơi lội.
  • Khám thai định kỳ và thường xuyên theo dõi huyết áp 
  • Luôn mang theo bánh, kẹo hoặc đồ ngọt để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết.
  • Khi có những triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu dữ dội, tê một phần cơ thể, khó thở… cần đi khám bác sĩ lập tức.