Khi mang thai, bên cạnh việc bị tăng cân hay gặp phải một số vấn đề về da thì mẹ bầu còn có thể gặp phải hiện tượng phù chân. Đây là một triệu chứng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy mẹ bầu bị phù chân là do đâu và cần làm gì để khắc phục tình trạng này hiệu quả?
Mẹ bầu bị phù chân khi mang thai do đâu?
Do lượng máu cung cấp về tim bị giảm
Ở những tháng cuối của thai kỳ, sự tăng lên nhanh chóng của trọng lượng của thai nhi gây chèn ép vào ổ bụng và khiến các tĩnh mạch vùng chậu tăng áp lực, làm máu khó chảy về tim. Thêm vào đó, rối loạn tuyến nội tiết gây giãn thành tĩnh mạch, ứ trệ hệ tuần hoàn nên máu chảy về tim gặp khó khăn và điều này gây ra hiện tượng phù chân ở mẹ bầu.
Do hoạt động bơm máu ở cơ chân giảm sút
Mẹ bầu phải đứng hay ngồi làm việc quá lâu trong thời gian dài. Hay việc mẹ bầu vẫn đi giày cao gót khi mang thai. Đó chính là 2 lý do khiến áp lực trong lòng tĩnh mạch tăng, máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch ở chân hoặc tay và gây phù chân ở mẹ bầu.
Giải pháp khắc phục tình trạng phù chân khi mang thai
Phù chân khi mang thai là tình trạng phổ biến, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên nó lại gây cho mẹ những khó chịu hàng ngày như: bàn chân bị sưng to, sũng nước, ngứa ngáy,…
Dưới đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng phù chân khi mang thai, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn:
Thay đổi một số thói quen
- Nằm ngủ nghiêng trái: Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu để giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch là ngủ nghiêng về bên trái. Với tư thế ngủ này cũng giúp em bé nhận oxy và máu, dinh dưỡng nhiều hơn và giúp bé phát triển tốt nhất.
- Nói KHÔNG với giày cao gót: Độ cao của giày cao gót có thể làm mẹ bầu bị mất trọng tâm cơ thể, không an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Hơn nữa, việc đi giày cao gót còn khiến lưng của mẹ bị đau mỏi nhiều và gây mất ngủ. Cho nên, mẹ bầu không nên đi giày cao gót trong suốt thai kỳ. Hãy thay thế chúng bởi những đôi giày bệt dễ đi và mềm mại
- Không ngồi quá lâu: Mẹ bầu không nên ngồi lâu một tư thế, một chỗ. Sau một khoảng thời gian làm việc mẹ bầu nên đi lại, vận động chân tại chỗ để máu lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, không được bắt chéo chân khi ngồi để tránh tình trạng bị tê chân, mỏi chân và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
- Luyện tập thể dục: Mẹ bầu có thể tập thêm các bài tập dành riêng cho chân để tăng cường lưu thông máu và phòng tránh giãn tĩnh mạch hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Ở những tháng cuối thai kỳ, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể có ý nghĩa rất quan trọng. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, sữa,… Đồng thời, tiếp tục uống đầy đủ sắt, canxi để cung cấp đủ lượng hồng cầu nuôi cơ thể cho mẹ và bé.
Bên cạnh đó, các loại trái cây và rau xanh vẫn là những siêu thực phẩm tốt cho mẹ bầu. Mẹ bầu cần hạn chế ăn mặn để tránh tình trạng trữ nước. Hãy lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, nhằm ngăn ngừa tình trạng táo bón và phù chân khi mang thai.
Massage chân cho mẹ bầu – liệu pháp giảm phù chân an toàn, hiệu quả
Massage bầu và massage chân là liệu pháp giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang thai tối ưu cho mẹ bầu. Không chỉ giúp chân phục hồi sau những giờ vận động dài mà massage còn giúp hạn chế các cơn đau mỏi ở bàn chân, chống phù nề chân. Hơn nữa, massage còn giúp mẹ nói không với rạn gân máu, rạn da, giúp mẹ thư giãn ngủ sâu và ngon hơn. Mama Maia Spa – trung tâm hàng đầu chăm sóc bầu và sau sinh bằng phương pháp Nhật Bản được hàng nghìn mẹ bầu tin tưởng và sử dụng.